Đừng xem thường biến chứng nguy hiểm của căng cơ!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

"Chào bác sĩ, tôi tên là Khoa, hiện đang sinh sống ở Phú Thọ. Tính chất công việc của tôi hay phải mang vác nặng và thường bị căng cơ, nhất là cơ lưng và cơ vai. Các cơn đau ngày càng nặng và thường xuyên hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của tôi. Tôi muốn bác sĩ tư vấn giúp xem có cách nào chữa khỏi dứt điểm tình trạng này không? Tôi xin cảm ơn!"

Mục lục [ Ẩn ]

Trả lời:

Chào bạn Khoa! Đầu tiên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Căng cơ là chứng bệnh mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Nếu không điều trị kịp thời, căng cơ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về định nghĩa, vị trí thường gặp, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căng cơ để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như hướng điều trị bệnh:

1. Hệ vận động - hệ cơ

Hệ vận động giúp cơ thể của con người có thể làm việc và hoạt động nhịp nhàng. Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ. Trong đó:

  • Hệ xương là một cái khung cứng có tác dụng làm chỗ dựa cho các phần mềm, làm cho cơ thể có một hình dạng nhất định. Ngoài ra, hệ xương còn đảm bảo các tư thế của cơ thể và kết hợp với hệ cơ làm nhiệm vụ vận động.
  • Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển, hoàn thành một cử động, giữ cho cơ thể có một tư thế nhất định và giữ cân bằng cơ thể. Bên cạnh đó, hệ cơ còn thực hiện chức năng sinh sản, dinh dưỡng, biểu thị cảm xúc và phát ra tiếng nói của con người.
Hệ vận động của con người gồm hệ xương và hệ cơ
Hệ vận động của con người gồm hệ xương và hệ cơ

2. Căng cơ là gì?

Căng cơ là một tình trạng khi các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, thậm chí có thể bị rách cơ, đứt cơ. Tác nhân gây bệnh là do mệt mỏi, lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ bắp không đúng.

Bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể cũng có khả năng bị co kéo, nhưng phổ biến nhất là cơ lưng, cơ vùng cổ và cơ vai. Nhiều trường hợp bị căng cơ, khiến các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Gây ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.

3. Các vị trí căng cơ thường gặp

Như đã trình bày ở trên, bất cứ phần cơ nào trên cơ thể cũng có khả năng xảy ra tình trạng căng cơ. Cùng điểm mặt 10 vị trí căng cơ thường gặp dưới đây.

3.1. Căng cơ lưng

Vùng thắt lưng là vị trí bị căng cơ phổ biến nhất. Khi xảy ra những chấn thương ở thắt lưng, khiến cơ lưng bị kéo căng hoặc rách sẽ gây ra các triệu chứng như đau đột ngột ở thắt lưng, cứng lưng, co thắt thắt lưng, đau mông và chân.

3.2. Căng cơ vùng cổ

Đau cơ ở vùng cổ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tư thế ngủ không phù hợp, xoay cổ không đúng khi luyện tập,... Có trường hợp bị đau một bên, có trường hợp đau cả hai bên cổ; cơn đau có thể tại vùng cổ hoặc lan lên vai và lan xuống tận cánh tay.

3.3. Căng cơ chân

Khi bị căng cơ bắp chân, người bệnh sẽ bị đau, co thắt cơ, yếu cơ, sưng tấy, chuột rút và khó cử động. Điều này khiến người bệnh rất khó di chuyển, thậm chí có khả năng bị suy tĩnh mạch.

3.4. Căng cơ tay

Căng cơ tay xảy ra trên nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Thường đi kèm các dấu hiệu như đau nhức xảy ra đột ngột, đôi khi gây đau nhói, sưng bắp tay, cổ tay. Nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng tê tay, teo cơ, thậm chí là tay bị liệt, mất khả năng vận động.

3.5. Căng cơ háng

Các triệu chứng phổ biến của căng cơ bao gồm: Cảm giác căng cứng hoặc chuột rút, đau đột ngột hoặc đau nhói, và chỉ đau mỗi khi cơ tại đó co giãn. Nếu kèm theo các biểu hiện bị đau tinh hoàn, tê buốt, ngứa ran, sưng ngày càng nặng và sốt thì bạn nên đi đến bệnh viện khám ngay.

3.6. Căng cơ bụng

Trong quá trình tập luyện hay tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào, nếu bạn kéo căng cơ của mình quá sức thì có thể gây ra hiện tượng đau nhức, co thắt cơ vùng bụng. Vì vậy, bạn chỉ nên tập luyện ở mức độ vừa phải, phù hợp với thể lực của mình.

3.7. Căng cơ đùi

Căng cơ đùi là tình trạng các thớ cơ ở đùi bị căng giãn quá mức, gây sưng nề, ấn mạnh sẽ thấy đau nhói, đau dữ dội. Nguyên nhân là do vận động quá sức, hoạt động phần chân mạnh và thiếu khoa học, không nghỉ ngơi hợp lý, gặp chấn thương,...

3.8. Căng cơ mông, hông

Những cơn đau nhức ở mông, hông đột ngộ kéo đến, cơn đau liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Vì đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh căng cơ nguy hiểm.

3.9. Căng cơ đầu gối

Là tình trạng phần cơ ở khớp gối bị căng giãn quá mức hoặc gặp chấn thương khiến cơ bị rách, trở nên yếu và hoạt động kém linh hoạt hơn. Nguyên nhân gây bệnh thường do chấn thương khớp gối, tổn thương lớp sụn bán nguyệt và biến chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp.

3.10. Căng cơ vai

Căng cơ vai là tình trạng phần cơ ở vùng vai gáy bị đau nhức, căng giãn quá mức gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Đây là một trong những triệu chứng liên quan đến các dây thần kinh cảm giác và giao cảm, bắt nguồn từ thần kinh tủy sống

Căng cơ vai gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu
Căng cơ vai gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu

4. Nguyên nhân căng cơ

Căng cơ được chia làm 2 loại là căng cơ cấp tính và căng cơ mãn tính. Mỗi loại lại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Căng cơ cấp tính là tình trạng cơ bị căng giãn, rách hoặc đứt đột ngột mà không được cảnh báo từ trước. Nguyên nhân căng cơ cấp tính thường do:

  • Trước khi chơi thể thao hay vận động không khởi động kỹ, khởi động sai cách.
  • Gặp chấn thương do té ngã, trượt chân, tai nạn, va đập mạnh, vận động sai tư thế, khuân vác vật nặng,... khiến cơ bị rách, đứt hoặc sưng viêm đều có thể gây căng cơ.
  • Cơ có độ giãn và đàn hồi kém, do tuổi tác cao, di truyền nhưng ở thời điểm vừa khởi phát.

Căng cơ mãn tính là tình trạng cơ bị căng cứng, giảm độ linh hoạt và gây ra các cơn đau nhức dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Nguyên nhân căng cơ mãn tính thường do:

  • Làm một số công việc lặp lại nhiều lần trong thời gian dài như đánh máy tính, may vá, viết chữ, bưng bê vật,...
  • Tham gia một số môn thể thao như chèo thuyền, tennis, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,...
  • Đứng hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài do tính chất công việc.

5. Triệu chứng căng cơ

Dựa vào các kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia y tế cho thấy, triệu chứng điển hình của căng cơ bao gồm:

  • Sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương.
  • Đau khi nghỉ ngơi.
  • Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó.
  • Gân cơ bị yếu.
  • Hạn chế sử dụng cơ bắp.

Trường hợp căng cơ nhẹ đến trung bình, dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt nhưng bạn vẫn có thể sử dụng nó. Và bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần. Các trường hợp nặng, cơ bị rách nghiêm trọng gây ra đau đớn cùng cực và hạn chế hầu hết các cử động. Tìm trạng căng cơ nặng có khi kéo dài trong nhiều tháng.

6. Cách chữa căng cơ

Để chữa căng cơ, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Đông y, tập luyện, dùng mẹo,... Tùy vào tình trạng căng cơ diễn biến ra sao mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

6.1. Điều trị thuốc Tây

Các loại thuốc Tây được dùng để chữa căng cơ như Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen thường có chứa phần kháng viêm; để giúp vết thương của bạn không bị viêm, giảm sưng. Người bệnh có thể mua những loại thuốc tân dược này ở các hiệu thuốc tây.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn nói chuyện trước với bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn trước khi uống thuốc. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về tác dụng phụ.

6.2. Mẹo giảm căng cơ tại nhà

Nếu tình trạng căng cơ mới xuất hiện và ở mức nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau đây.

  • Massage: Giúp giảm sưng và tăng lưu lượng máu. Bạn lấy thuốc mỡ bôi lên vùng bị tổn thương rồi massage nhẹ nhàng. Nên massage liên tục khoảng 3 - 5 phút mỗi giờ.
  • Chườm ấm, ngâm nước ấm: Đầu tiên, bạn dùng khăn ấm hoặc chai nước ấm để chườm lên vùng cơ bị căng, đau 1 - 2 lần mỗi ngày. Sau khi vết thương giảm đau, bạn có thể ngâm mình với nước ấm, chú ý nước không quá ấm.
  • Chườm đá: Cách này có thể giúp giảm sưng và xoa dịu cơn đau. Bạn cho đá viên vào túi đựng thực phẩm lớn rồi quấn khăn mỏng xung quanh. Chườm túi đá lên vùng cơ đau khoảng 20 phút một lần, chườm nhiều lần mỗi ngày đến khi giảm sưng.
Chườm lạnh là phương pháp giúp xoa dịu các cơn đau do căng cơ
Chườm lạnh là phương pháp giúp xoa dịu các cơn đau do căng cơ

6.3. Chế độ sinh hoạt

Đối với bệnh nhân bị căng cơ nên sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp giảm thiểu hiện tượng đau nhức, căng cơ tái phát.

  • Tập thể dục mỗi ngày. Khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn cơ sau đó.
  • Không ngồi ở một vị trí quá lâu. Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi.
  • Nhấc đồ vật một cách cẩn thận. Mang giày thoải mái.

6.4. Chế độ tập luyện thể thao

Khi đang bị căng cơ, người bệnh vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng để giảm thiểu cơn đau. Tốt nhất là nên dành thời gian để thử bài tập giãn cơ cấp độ nhẹ, sau khi cơn đau ban đầu thuyên giảm vài ngày.

Bắt đầu tập 2-3 lần mỗi ngày và giữ tư thế giãn cơ 15-20 giây trong khi hít thở sâu. Nếu giãn cơ đúng cách, ngày hôm sau bạn sẽ không thấy đau cơ nữa. Lưu ý, bạn cần kích thích tuần hoàn máu bằng cách chườm nóng lên cơ trước khi tập giãn cơ.

Ngoài ra, khi bị căng cơ bạn cần tránh những môn thể thao hoặc hoạt động với cường độ mạnh. Vì chúng sẽ khiến tình trạng căng cơ nghiêm trọng hơn và không tốt cho cơ thể của bạn trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác. Và hãy nhớ dành thời gian nghỉ ngơi sau khi tập luyện vừa phải.

7. Điều trị đau cơ bằng y học cổ truyền

Nếu căng cơ do bệnh lý thì dùng thuốc là điều bắt buộc. Một số bệnh nhân chọn sử dụng thuốc Tây để giảm đau nhức và kháng viêm. Mặc dù, thuốc tân dược giúp giảm đau nhanh chóng nhưng lại không triệt để, dễ bị tái phát nhiều lần. Chưa kể, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Sản phẩm Trị Cốt Tán giúp chữa dứt điểm bệnh căng cơ
Sản phẩm Trị Cốt Tán giúp chữa dứt điểm bệnh căng cơ

Trong khi đó, thuốc Đông y Trị Cốt Tán có thể khắc phục hết các hạn chế của thuốc Tây và được nhiều người sử dụng cũng như đánh giá cao hơn. Sản phẩm gia truyền Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc. Đồng thời, được vinh dự  nhận các giải thưởng danh giá như:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • “Top 100 Sao vàng thương hiệu Việt Nam” của Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu;
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.

Trị Cốt Tán được vợ chồng Lương y Nguyễn Công Sáu và Lê Thị Hải dày công nghiên cứu hơn 30 năm, dựa trên cơ sở là các bài thuốc gia truyền 5 đời của gia tộc để lại. Với thành phần gồm các thảo dược thiên nhiên lành tính như: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Trị Cốt Tán giúp loại bỏ các cơn đau nhức bên ngoài do căng cơ và tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Anh Khoa thân mến! Chứng căng cơ của anh có thể điều trị dứt điểm nếu như sử dụng sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán, theo đúng phác đồ do nhà thuốc Hải Sáu đưa ra. Đây không phải lời quảng cáo mà là sự khẳng định. Bởi thực tế, nhờ sản phẩm này mà hơn 50.000 bệnh nhân đã thoát khỏi những cơn đau nhức đeo bám do căng cơ và các bệnh về xương khớp.

Lắng nghe chia sẻ của bác Hạnh (số điện thoại 035.987…): "Tôi không nghĩ rằng có ngày mình trị dứt điểm được chứng bệnh căng cơ. Tôi bị căng cơ mấy năm nay rồi, mỗi khi trở trời hay vận động mạnh là các cơn đau nhức xuất hiện dồn dập. May mắn thay, được biết đến bài thuốc Trị Cốt Tán. Sau khi dùng 3 liệu trình, các cơn đau cơ gần như biến mất. Giờ tôi có thể thoải mái vận động mà không còn lo lắng về các cơn đau cơ như trước kia."

8. Phòng ngừa căng cơ

Bệnh căng không thể phòng ngừa hoàn toàn. Nhưng nếu bạn thực hiện theo các lời khuyên bên dưới, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Thường xuyên chuyển đổi vị trí, không nên ngồi yên một chỗ quá lâu. Thỉnh thoảng hãy đứng dậy vận động, tập 1 vài động tác.
  • Khi nâng đồ nặng lưng bạn nên thẳng, đầu gối hơi cong và tuyệt đối không được vặn mình.
  • Khởi động trước khi hoạt động thể chất để làm nóng cơ thể, giúp cơ bắp được duỗi ra. Tương tự như vậy, bạn cũng nên hoạt động cơ 1 chút khi kết thúc hoạt động.
  • Tập thể dục trong vòng 30 phút, ít nhất 3 lần mỗi tuần. Việc này giúp bạn có một sức khỏe tốt nhưng hãy biết giới hạn của mình, không nên tập quá sức.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3, vitamin, khoáng chất, canxi vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê,...

Hy vọng, những thông tin về hội chứng căng cơ trên đây, sẽ giúp ích cho mọi người trong việc điều trị và phòng tránh bệnh. Để được thăm khám và hướng dẫn phác đồ điều trị dứt điểm tình trạng căng cơ cũng như các bệnh về xương khớp khác, mời bạn liên hệ theo số hotline: 0961 666 383 để được nhà thuốc hỗ trợ tốt nhất, tận tình nhất.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH