Đau khớp cổ chân là một bệnh xương khớp phổ biến, ban đầu các triệu chứng nhẹ người bệnh dễ dàng bỏ qua, càng ngày đau khớp cổ chân càng tăng lên gây ra những khó khăn trong sinh hoạt gây lo lắng cho người bệnh.
Vậy đau khớp cổ chân có thể nguyên nhân gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm không? Cách chữa đau khớp cổ chân như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh đau khớp cổ chân và giải đáp những thắc mắc này.
1. Cấu tạo khớp cổ chân
Khớp cổ chân hay khớp sên - cẳng chân (ankle joint). Khớp sên - cẳng chân là một khớp hoạt dịch kiểu bản lề liên kết xương sên với đầu dưới hai xương cẳng chân.
Các mặt khớp, về phía xương sên, mặt khớp là ròng rọc xương sên (trochlea of talus) gồm mặt trên (superior facet), mặt mắt cá trong (medial malleolar facet) và mặt mắt cá ngoài (lateral malleolar facet).
Có ba mặt khớp tương ứng của các xương cẳng chân là:
- Mặt khớp dưới (inferior articular surface) của xương chày tiếp khớp với mặt trên của ròng rọc xương sên
- Mặt khớp mắt cá trong (articular facet of medial) của mặt ngoài mắt cá trong xương chày tiếp khớp với mặt mắt cá trong của xương sên
- Mặt khớp mắt cá ngoài (articular facet of lateral malleolus) ở mặt trong mắt cá ngoài tiếp khớp với mật mắt cá ngoài của xương sên.
2. Đau khớp cổ chân là triệu chứng gì?
Tình trạng người bệnh có triệu chứng đau nhức khớp cổ chân, đặt chân xuống đất thấy đau cổ chân, đau bàn chân gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
3. Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân
Khi cổ chân bị đau nhức mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác, người bệnh luôn băn khoăn đặt ra câu hỏi đau khớp cổ chân là bệnh gì?
Trên thực tế có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến đau khớp cổ chân nhưng hay gặp nhất là chấn thương cổ chân, tùy thuộc nguyên nhân gây chấn thương và mức độ nặng nhẹ của tổn thương mà có cách chữa trị khác nhau. Do đó chẩn đoán đúng nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp là vô cùng cần thiết.
3.1. Bong gân
Đối với những người đam mê với trái bóng hoàn toàn không còn xa lạ với bong gân, khi bị chấn thương mà có dấu hiệu đau cổ chân khi đá bóng đó có thể là triệu chứng của bong gân.
Bong gân ở cổ chân là tình trạng rất hay gặp không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp, khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương được chẩn đoán là bong gân.
Khi bị bong gân, đầu tiên người bệnh cần xử trí đúng cách để có thể nhanh chóng bình phục và tránh những hậu quả không đáng có.
Đối với các trường hợp bong gân nặng, phù hợp nhất cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí đúng cách.Còn đối với những trường hợp bị bong gân có thể điều trị tại nhà.
3.2. Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân, hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng chân là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh chày sau, thường là do rối loạn thần kinh chày sau của ống cổ chân do áp lực lặp lại nhiều lần ở đây.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ chân có thể do dây thần kinh xương chày hoặc các nhánh của nó chạy dọc bên trong mắt cá và xuống lòng bàn chân bị chèn ép.
- Bàn chân bẹt nặng vì bàn chân bẹt có thể kéo dãn dây thần kinh chày
- Sự phát triển xương lành tính của ống cổ chân
- Giãn tĩnh mạch quanh dây thần kinh chày dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh
- Viêm khớp
- Khối u, khối mỡ hình thành gần dây thần kinh chày
- Một số chấn thương và tổn thương: trật khớp cổ chân, tràn dịch khớp cổ chân….
- Viêm và sưng ở cổ chân
- Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường cũng dẫn đến tổn thương dây thần kinh
- Mang giày quá nhỏ so với chân
- Có thể gặp ở phụ nữ mang thai nguyên nhân chân bị sưng phù gây ra
3.3. Viêm gân
Viêm gân cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp cổ chân.Viêm bao gân bao gồm viêm gân và lớp thanh mạc bao ngoài gân.
Triệu chứng thường bao gồm đau khi vận động và khi ấn tại gân có thể đau lan ra xung quanh như viêm gân khớp cổ chân phải sẽ đau lan lên gây đau cơ chân phải. Viêm gân hoặc bao gân có thể tạo sẹo làm hạn chế vận động.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm gân như:
- Chấn thương: Trong thể thao như chơi bóng đá, trong lao động, sinh hoạt…
- Các bệnh lý về xương khớp: viêm khớp dạng thấp..
- Cử động sai tư thế.
- Thường xuyên thực hiện các động tác sức ép cho gân trong thời gian dài.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác : Tuổi tác, nghề nghiệp có khả năng viêm gân cao hơn.
3.4. Bệnh gout
Bệnh Gout là một bệnh xương khớp phổ biến không còn xa lạ tại nước ta, bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purine dẫn đến là tăng acid uric máu. Tình trạng đau nhức khớp trong bệnh gout là do sự lắng đọng các tinh thể urate.
Bệnh gout thường xảy ra đột ngột và xuất hiện những cơn đau nhức ví dụ như tự nhiên đau khớp cổ chân sau khi ngủ dậy, có thể là đau khớp cổ chân phải hay đau khớp cổ chân trái có khi cả hai bên, ngoài ra có thể cơn đau xuất hiện từ các vị trí khác như khớp bàn ngón chân….
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gout có thể do: di truyền, do giới tính, chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, do sử dụng thuốc hay mắc các bệnh chuyển hóa….
3.5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn và viêm mãn tính tổ chức màng hoạt dịch, tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, bệnh tiến triển từ từ.
Biểu hiện của bệnh tại khớp cổ chân là bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến khớp cổ chân bị đau, xơ cứng và sưng khớp cổ chân.
Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến các hệ thống khác của cơ thể như da, mắt, phổi, tim và các mạch máu.
3.6. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, tức là có vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp sưng tấy và đau.
Nổi bật với các triệu chứng, trong vài giờ đến vài ngày, bệnh nhân nhiễm khuẩn khớp cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức cổ chân ở mức độ trung bình đến nặng, nóng, nhạy cảm với đau, tràn dịch khớp cổ chân, hạn chế cả các động tác chủ động và thụ động, đôi khi có dấu hiệu đỏ khớp. Triệu chứng toàn thân có thân có thể có sốt hoặc không.
Bị đau khớp cổ chân do viêm khớp nhiễm khuẩn có thể do:
Hai nhóm nguyên nhân chính:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu: lậu cầu khuẩn (N.gonorrhoeae), chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn gram dương đặc biệt là tụ cầu vàng (50-70% trường hợp), liên cầu (20%), phế cầu... Vi khuẩn gram âm ít gặp hơn (15-20%): E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Haemophilus influenzae; vi khuẩn kỵ khí chiếm khoảng 5% trường hợp.
Các nguyên nhân thường gặp của viêm khớp nhiễm khuẩn là do thay đổi bất thường ở khớp bao gồm:
- Bị chấn thương
- Bị các dạng viêm khớp khác gây lây lan sang khớp lành
- Hệ miễn dịch yếu có thể từ các bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc ung thư và các loại thuốc đặc trị các bệnh đó gây tác dụng phụ bị đau khớp cổ chân
- Phẫu thuật tạo khớp nhân tạo
3.7. Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và sự giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn tại khớp, do đó gây ra triệu chứng đau và cứng tại khớp.
Bệnh thoái hóa khớp chủ yếu gặp ở người trên 40 tuổi và đặc biệt là lứa tuổi sau 60 có nguy cơ cao nhất, bệnh có thể tự nhiên xuất hiện như thấy đau cổ chân khi ngủ dậy hoặc sau khi đi bộ hoặc lao động nặng...
Nguyên nhân có thể do:
- Do tuổi tác, lão hóa
- Do hoạt động mạnh: Khi vận động quá mạnh do chơi thể thao không đúng như: chân để sai tư thế, chân đá quá mạnh khi chơi thể thao như đá bóng hay đau cổ chân khi chạy bộ …
- Do hoạt động hàng ngày: Di chuyển thường xuyên hay phải đeo giày cao gót hàng ngày…. Cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương khớp cổ chân
- Những bệnh về xương khớp: Bệnh thoái hóa khớp cổ chân dễ phát sinh ở người có tiền sử: bệnh gout, viêm khớp dạng thấp…
- Do di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thoái hóa xương khớp từ rất sớm có thể sẽ di truyền cho con
Khi bắt đầu có những dấu hiệu bất thường tại khớp thì bạn phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời. hiện nay, có nhiều cách chữa viêm khớp cổ chân đa dạng như sử dụng thuốc tây y kết hợp với đông y hay vật lý trị liệu.
4. Chẩn đoán đau khớp cổ chân
Rất khó có thể nói chắc chắn rằng đau cổ chân là bệnh gì? Vì trong rất nhiều bệnh lý đều có triệu chứng đau cổ chân, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh nào gây ra triệu chứng đau cổ chân cần:
- Khai thác bệnh sử: thời gian xuất hiện cơn đau, tính chất cơn đau, các triệu chứng kèm theo…
- Làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán: chụp xquang, siêu âm…
Để được chẩn đoán chính xác người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
5. Điều trị đau khớp cổ chân
Việc điều trị viêm khớp cổ chân cũng như các bệnh về xương khớp khác là một quá trình không hề dễ dàng. Chúng ta cần phải áp dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau thì mới có thể điều trị hiệu quả.
Các phương pháp thường được áp dụng là:
- Điều trị bằng tây Y
- Điều trị bằng bằng Y học cổ truyền
- Điều trị bằng Đông y
- Điều trị bằng các phương pháp phục hồi chức năng
- Điều trị bằng vật lý trị liệu
- Điều trị bằng mẹo dân gian
- Điều trị bằng phẫu thuật
- …..
5.1. Phương pháp Tây y chữa đau cổ chân
Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp cổ chân như sau:
5.1.1. Sử dụng thuốc Tây y
Đây là cách chữa đau cổ chân hiện đại và phổ biến nhất, phụ thuộc vào tình trạng đau của bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ phối hợp các thuốc phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh, người bệnh có thể điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.
- Mức độ nhẹ mới tiến triển bệnh với biểu hiện cổ chân sưng và đỏ, nóng rát khó chịu kèm theo đi lại khó khăn. Người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ kháng sinh + chống viêm corticosteroid + giảm đau.
- Mức độ vừa, các triệu chứng ngày càng có tiến triển nhưng chưa khiến bệnh nhân bất động, triệu chứng toàn thân có thể kèm thêm sốt. Điều trị theo phác đồ kháng sinh + chống viêm corticosteroid + giảm đau, hạ sốt liều cao hơn.
- Mức độ nặng, bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng liên quan đến bất động, hoại tử khớp và đau nhức dữ dội, có thể bất tỉnh.Trường hợp này phải nhập viện thực hiện can thiệp ngoại khoa ngay.
5.1.2. Sử dụng phương pháp RICE
RICE là phương pháp áp dụng rộng rãi trong sơ cứu sơ cứu do chấn thương như bong gân, trật khớp,….Biện pháp giúp giảm đau, giảm sưng cho người bệnh và bảo vệ mô bị sang chấn.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là quá trình quan trọng nhất nhằm bảo vệ các cơ, gân, dây chằng hoặc các mô đang bị tổn thương. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự lành vết thương.
Khi quá trình điều trị bắt đầu, massage nhẹ cũng được áp dụng để giãn cơ tăng tuần hoàn đến nuôi dưỡng cho mô tổn thương, giảm sự hình thành sẹo.
Chườm đá
Cách trị đau cổ chân này là biện pháp nên được áp dụng ngay lập tức khi bị chấn thương dù nhẹ hay nặng. Nên dùng đá lạnh bọc trong khăn mỏng đặt vào vùng bị chấn thương. Tốt hơn nữa là sử dụng những túi chườm để tránh đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng lạnh.
Thời gian hợp lý nhất là dùng túi đá trong khoảng 15 phút, sau đó chờ vùng da bị tổn thương ấm lại rồi mới tiếp tục chườm tiếp.
Băng, ép chặt
Băng bó, ép chặt vùng chấn thương giúp hạn chế sưng và giúp giảm đau, có thể trì hoãn việc chữa bệnh một thời gian.
Nâng cao
Nâng cao phần bị chấn thương là một phần trong pháp đồ điều trị RICE. Ví dụ, nếu bạn dính chấn thương khớp cố chân khi đá bóng, hãy nằm trên giường rồi gác chân lên 1 hoặc 2 chiếc gối. Sau thời gian một đến hai ngày người bệnh sẽ thấy cải thiện rõ ràng.
Tuy nhiên, nếu vết sưng và đau không giảm sau hai ngày, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
5.1.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Điều trị đau khớp cổ chân bằng vật lý trị liệu không chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn mà nó còn mang lại hiệu quả rất cao đang được ứng dụng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh.
Mục đích của vật lý trị liệu:
- Giảm đau tại khớp cổ chân
- Giảm sưng tại khớp cổ chân
- Duy trì vận động tại khớp tổn thương
- Tạo điều kiện tốt cho quá trình phục hồi của bệnh nhân
- Tập luyện hỗ trợ giảm hình thành sẹo, xơ cứng tại khớp cổ chân
5.1.4. Phẫu thuật khi cần thiết
Khi người bệnh đã áp dụng các phương khác nhưng không mang lại kết quả mà các triệu chứng ngày càng tăng lên thì cần đến phẫu thuật, các phẫu thuật chủ yếu tại khớp cổ chân như:
- Nội soi khớp cổ chân
- Phẫu thuật nối dây chằng ở khớp cổ chân
- Phẫu thuật thay khớp
5.2. Giảm đau bằng mẹo dân gian
Ngâm chân
Ngâm chân trong nước ấm 10-15 mỗi ngày. Nước ấm sẽ làm thư giãn các cơ do đó tăng tuần hoàn lưu thông làm lành tổn thương nhanh chóng.
Lăn bóng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức chân là do dây, gân này chạy dọc từ ngón chân tới gót chân. Khi nó bị viêm sẽ gây ra viêm lây lan cân gan bàn chân. Để thư giãn các gân có thể dùng bóng lăn quanh gót chân.
Đặt chân lên đá
Lợi ích của đặt chân lên đá cũng giống như lăn bóng. Nhiệt độ thấp có thể làm giảm một số triệu chứng viêm.
Xoa bóp
Cách xoa bóp chữa đau cổ chân hiệu quả vì chân giúp tăng cường lưu thông máu tới khớp cổ chân. Có thể sử dụng kem dưỡng da để xoa bóp cổ chân.
Đặt ngón tay cái lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ lên gót chân, xoa bóp bàn chân theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân tới gót chân và mắt cá chân. Sau đó làm ngược lại chiều kim đồng hồ.
Kéo giãn cổ chân chân
Xoay cổ chân một vòng theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó đổi lại chiều chiều ngược lại. Đổi bên. Mỗi bên chân 10 lần. Những động tác này giúp khớp linh hoạt và tránh cứng khớp.
Kéo khăn
Trong khi ngồi, đặt một chân lên bàn hoặc ghế trước mặt sao cho chân thẳng. Vòng một chiếc khăn quanh bàn chân, nắm chặt hai đầu với hai bàn tay. Nhẹ nhàng kéo đẩy khăn vừa sức, tránh gây đau khớp.
5.3. Điều trị bằng đông y
Dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh mà Y học cổ truyền sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp với mỗi loại bệnh gây đau khớp cổ chân.
Phương pháp châm cứu
Châm cứu là phương pháp dùng kim châm vào huyệt đạo trên cơ thể, dùng để giảm đau và chữa bệnh.
Ưu điểm đối với đau khớp cổ chân là phương pháp đem lại kết quả nhanh, đơn giản và an toàn khi không có tác dụng phụ.
Phương pháp Xoa bóp - bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da, dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thế dịch qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh .
Ưu điểm của phương này sẽ làm cho cổ chân đau được thư giãn, thoải mái có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Thủy châm điều trị
Thủy châm còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông - Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Phương pháp ngâm thuốc, xông hơi theo thuốc y học cổ truyền
- Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, hành khí hoạt huyết, tiêu viêm …tác động lên trực tiếp khớp cổ chân đau.
- Ngâm thuốc và xông hơi còn có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt thuốc ngâm có tác dụng giảm đau, giãn cơ giúp khớp bị đau dễ chịu hơn.
Ưu điểm với các thành phần thuốc nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, cơ xung quanh khớp cổ chân được giãn ra khi ngâm thuốc tăng cường máu đến trao đổi chất do đó nhanh chóng phục hồi tổn thương khớp cổ chân.
Trên đây là các phương pháp điều trị đau khớp cổ chân đang được áp dụng rất rộng rãi nhưng không phải cứ đau khớp cổ chân là có thể áp dụng được.
Đối với các trường hợp nhẹ, ít đau khớp cổ chân có thể điều trị tại nhà thì các phương pháp ngâm chân, xoa bóp...với các mẹo dân gian hoàn toàn có thể áp dụng.
Tuy nhiên với các trường hợp vừa và nặng cần dùng đến thuốc thì việc phối hợp các phương pháp điều trị như tây y với đông y hay vật lý trị liệu là rất cần thiết, mặc dù việc thực hiện khó khăn và cần có cần thực hiện ở tại các cơ sở y tế.
6. Biện pháp phòng ngừa đau khớp cổ chân
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là phương pháp đơn giản để phòng ngừa đau khớp cổ chân.
Hàng ngày cần có chế độ ăn uống phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất bao gồm các loại rau xanh, hoa quả nhiều vitamin C, những hải sản như cá biển, cua, ốc, tôm,…
Phần lớn các thực phẩm này đều giàu vitamin, axit béo omega-3, canxi và nhiều khoáng chất cần thiết giúp xương khớp chắc khỏe.
Tập luyện thể thao điều độ
Việc tập luyện và vận động đúng cách cho giúp hệ thống khớp xương chắc khỏe. Cường độ tập luyện vừa phải, được duy trì đều đặn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng và duy trì sự dẻo dai cho khớp.
Thời gian phù hợp cho việc luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày. Những bộ môn luyện tập an toàn cho người bị đau khớp cổ chân là bơi lội, tập yoga,…
Điều trị dứt điểm bệnh về khớp
Ở những người bệnh có tiền sử đau nhức xương khớp do bệnh lý, tổn thương khớp do chấn thương hoặc bệnh lý cần chữa bệnh dứt điểm. Đây là cách phòng ngừa các ổ viêm hình thành sau tổn thương ban đầu.
Với những phương pháp phòng bệnh đau khớp cổ chân kể trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh. Đây là bệnh có diễn biến khá phổ biến để lại hậu quả để lại nặng nề cho chính bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Vì thế việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ ngăn chặn những biến chứng xấu không đáng có.
Nếu bạn bạn đang bị đau khớp cổ chân nhưng chưa tìm được nơi khám chuyên khoa uy tín hãy liên hệ hotline 0961 666 383 để được hỗ trợ tư vấn, chẩn đoán và điều trị.