Châm cứu: Phương pháp cổ truyền với tác dụng tuyệt vời

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Châm cứu là một trong những phương pháp trị liệu được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn cần được nghiên cứu về cơ chế tác dụng của nó. Vậy châm cứu là gì và tác dụng của nó như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Châm cứu là gì?
Châm cứu là gì?

1. Châm cứu là gì?

Châm cứu, tiếng anh là Acupuncture, là một phương pháp chữa bệnh độc đáo trong Y học cổ truyền. Nó là tên gọi chung của hai phương pháp Châm và Cứu. 

Trong từ Hán - Việt, Châm là danh từ có nghĩa là cái kim, động từ có nghĩa là dùng vật nhọn để đâm vào huyệt vị còn Cứu có nghĩa là dùng nhiệt để tác động lên huyệt vị.

Tìm hiểu thêm: Châm cứu chữa đau vai gáy là gì?

Cụ thể, châm và cứu được thực hiện như sau:

  • Châm: Người ta dùng kim châm vào các huyệt vị của con người; căn cứ vào bệnh tình và thể chất của người bệnh mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc, khử bệnh tật và tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Cứu: Sử dụng lá ngải khô để chế thành ngải nhung rồi vo thành viên hoặc cuốn thành điếu ngải. Sau đó, đốt lửa trực tiếp hoặc gián tiếp lên trên huyệt vị, thông qua kích thích nóng ấm này làm cho thông kinh hoạt lạc và phòng trừ bệnh tật.

Hai phương pháp này tuy khác nhau nhưng chúng đều tác động lên trên cùng huyệt vị, có khi cùng châm và cứu nên thường được gọi là châm cứu.

Hiện nay có nhiều trường phái châm cứu được sử dụng phổ biến trên cơ thể như:

  • Thể châm (châm các huyệt trên cơ thể)
  • Nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai)
  • Diện châm (châm các huyệt trên mặt)
  • Túc châm, thủ châm, tỵ châm, châm tê, trường châm, mãng châm,...

Mỗi loại châm cứu đều cho hiệu quả nhất định đối với từng bệnh lý khác nhau.

2. Cơ sở lý luận của châm cứu

Châm cứu dựa trên cơ sở y học cổ truyền
Châm cứu dựa trên cơ sở y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cơ thể khỏe mạnh khi âm và dương trong cơ thể phải cân bằng:

  • Âm là nền tảng vật chất, tính mát - lạnh
  • Dương là năng lực hoạt động, chủ động, tính ấm - nóng

Bệnh tật xảy ra là do nguyên nhân bên ngoài (tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (chính khí hư). Nếu do nguyên nhân tà khí, châm cứu vào các huyệt sẽ giúp loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài (khu tà). Nếu nguyên nhân bên trong thì châm cứu có tác dụng làm tăng kinh khí để đạt mục đích điều trị (bổ chính).

Tìm hiểu ngay: Phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh tọa

Theo học thuyết thần kinh thì đường đi của kinh lạc phần lớn trùng với đường đi của các dây thần kinh. Do đó, dựa vào các nghiên cứu về thần kinh, có thể chia huyệt thành 3 loại:

  • Loại thứ nhất: Các điểm vận động của cơ
  • Loại thứ hai: Nằm trên vùng tập trung các sợi thần kinh bề mặt bắt chéo nhau trên một mặt phẳng nằm ngang.
  • Loại thứ ba: Nằm trên các đám rối thần kinh bề mặt.

Cả ba loại này đều tập trung tại các đầu mút thần kinh, dưới tác động của châm cứu sẽ gây ra một kích thích có tác dụng ức chế hay phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.

Theo y học hiện đại, qua các nghiên cứu được tiến hành trên thực nghiệm và người cho thấy:

  • Khi đo điện trở vùng da trên huyệt và đường kinh thấy chỉ số điện trở thấp hơn so với những vùng da còn lại. Điều này dùng để ứng dụng trong chẩn đoán bệnh và thủ thuật tác động điều trị.
  • Châm cứu là tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như morphin nội sinh và các nội tiết tố, tế bào lympho, bạch cầu đa nhân,...
  • Giúp an thần, giãn cơ và tăng ngưỡng chịu đau.

3. Châm cứu có tác dụng gì ?

Tác dụng của châm cứu
Tác dụng của châm cứu

Châm cứu là một phương pháp an toàn và mang lại những tác dụng như sau:

Làm giảm cơn đau mạn tính

Phương pháp này giúp làm giảm các cơn đau mạn tính ngay từ buổi đầu của liệu trình. Nó khẳng định được vai trò giảm đau tuyệt vời cho các trường hợp mắc các bệnh mạn tính như đau đầu, đau lưng, sưng khớp hoặc đau vai gáy.

Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn

Châm cứu giúp hệ thần kinh được thư thái và dễ dàng kiểm soát trạng thái của mình. Đây chính là một trong những ưu điểm của phương pháp này. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng để điều trị các trường hợp người bệnh hay căng thẳng, trầm cảm hoặc stress đang là lựa chọn điều trị của nhiều người.

Nâng cao hiệu quả của thuốc

Về nguyên tắc, châm cứu là phương pháp không sử dụng thuốc, tuy nhiên, nó thường được sử dụng kết hợp với các thuốc trong quá trình châm cứu, đặc biệt là thủy châm và mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh.

Cải thiện vẻ đẹp làn da

Châm cứu giúp làm đẹp không quá phổ biến nhưng cũng đã có những nghiên cứu chứng minh nó có thể giúp tuần hoàn máu, giải độc, tiêu mỡ, săn chắc cơ mặt và thúc đẩy sản sinh collagen cho da.

Do đó phương pháp này không chỉ giúp làm đẹp mà còn đẩy lùi dấu hiệu lão hóa và sở hữu vóc dáng thon gọn hơn.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Tác dụng này là do nó tác động lên chức năng của nhu động ruột, dạ dày và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

4. Châm cứu chữa bệnh gì?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Với những tác dụng của châm cứu, nó được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý như:

  • Các bệnh lý về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau cơ do lạnh, đau các khớp do chấn thương hoặc sai tư thế, viêm cột sống dính khớp,...
  • Bệnh lý thần kinh: phục hồi di chứng do người bệnh đột quỵ não, tổn thương tủy sống, viêm đa dây thần kinh, liệt dây thần kinh số 7,...
  • Triệu chứng liên quan đến tuần hoàn não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, rối loạn giấc ngủ,...
  • Rối loạn chức năng của cơ thể: mất ngủ, viêm xoang, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, bí đại tiện,...
Tìm hiểu ngay: Phương pháp châm cứu chữa đau lưng là gì?

Ngoài ra, một số bệnh lý cần có các nghiên cứu như đau cơ xơ hóa, đau dây thần kinh, cổ cứng, ho gà. Tổ chức Y tế thế giới cũng gợi ý rằng châm cứu có thể giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng bao gồm bệnh nhiễm trùng tiết niệu và sốt xuất huyết có dịch.

Tuy nhiên, những bệnh lý này phải được các cơ quan y tế quốc gia xác định triệu chứng và điều kiện thì mới có thể khuyến nghị điều trị bằng châm cứu.

5. Chống chỉ định của châm cứu

Những trường hợp người bệnh cần thận trọng hoặc không nên sử dụng châm cứu như:

  • Người bệnh căng thẳng và sợ châm cứu
  • Phụ nữ mang thai
  • Da chai sẹo và đang viêm nhiễm
  • Người mắc bệnh lý rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc kháng đông máu
  • Người bệnh không hợp tác

6. Châm cứu có nguy hiểm không?

Cũng giống như các phương pháp trị liệu khác, bên cạnh những ưu điểm thì châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro. Dưới đây là một số tác hại của châm cứu:

  • Chảy máu, bầm tím tại vị trí châm kim
  • Kim châm không được khử trùng và gây lây nhiễm chéo
  • Gãy kim là tình trạng thường gặp trong quá trình điều trị
  • Châm cứu có thể làm hỏng nội tạng của cơ thể
  • Người bệnh xuất hiện cảm giác vựng châm (hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi,...)

7. Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp châm cứu

Lưu ý khi thực hiện châm cứu
Lưu ý khi thực hiện châm cứu

Do châm cứu là phương pháp được lưu truyền từ thời xa xưa và các nghiên cứu khoa học chưa giải thích được đầy đủ cơ chế tác dụng của nó, do đó nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi khi sử dụng trong điều trị bệnh.

Vì vậy, khi thực hiện châm cứu để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Thảo luận về châm cứu trước với bác sĩ. Phương pháp này không phải dành cho tất cả mọi người, do đó người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về những phương pháp và thuốc mà bạn đã hoặc đang sử dụng để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện châm cứu
  • Lựa chọn cơ sở châm cứu uy tín với đội ngũ bác sĩ được đào tạo tốt và cơ sở kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Người bệnh khi thực hiện châm cứu cần chuẩn bị tâm trạng thoải mái, không quá lo sợ, không ăn quá no hoặc quá đói.
  • Người bệnh không nên thực hiện tự châm cứu tại nhà.

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp châm cứu mà bạn có thể tham khảo. Phương pháp này có thể được áp dụng để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh xương khớp. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng chưa được hiểu rõ nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH