Từ bao đời nay, cây Sói rừng đã được mọi người biết đến với những bài thuốc chữa bệnh xương khớp, viêm nhiễm, tiêu độc và sử dụng có hiệu quả. Vì sao thảo dược này lại có những tác dụng tuyệt vời như vậy và cách sử dụng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Sơ lược về cây sói rừng
Cây sói rừng là loại thực vật có hóa thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae) có tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai. Ngoài ra, nó còn được gọi với những cái tên như sói láng, sói nhẵn, thảo san hô,...
1.1. Hình ảnh cây sói rừng
Cây sói rừng là loài cây bụi thường xanh, có chiều cao khoảng 1 - 2m, thân cây nhẵn những xuất hiện các mấu hơi phồng. Nhánh cây tròn, không có lông.
Lá mọc đối, phiến lá dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài từ 7 - 20cm và rộng 2 - 8cm với 5 - 7 cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5 - 8mm.
Hoa dạng kép, ít nhánh, nhánh thường gắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy hình trừng và không có vòi.
Quả mọng, nhỏ, gần tròn có đường kính 3 - 4mm, khi chín có màu đỏ tươi hoặc đỏ gạch. Cây thường ra hoa vào tháng 6 - 7 và quả chín vào tháng 8 - 9.
1.2. Cây Sói rừng mọc ở đâu?
Cây Sói rừng có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay cây được tìm thấy ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia,...
Tại Việt Nam, nó thường mọc ở vùng núi đất, bìa rừng hoặc ven đồi ẩm của một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng,...
1.3. Bộ phận dùng
Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều được sử dụng làm thuốc.
1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm.
Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi trong râm hoặc dùng tươi. Sau đó, dược liệu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.
2. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của cây cho thấy cây có tinh dầu, các loại flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic,...
Ngoài ra cây cũng chứa các loại sesquiterpen như beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15), 7(11)-dien-8 alpha,12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8 alpha,12-olid.
3. Tác dụng của cây sói rừng
Tác dụng của cây Sói rừng được cả Y học hiện đại và y học cổ truyền chứng minh.
3.1. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, các sesquiterpen trong cây có tác dụng bảo vệ gan.
Nó còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu, từ đó, giúp tiêu trừ các huyết khối, tăng tuần hoàn và chống viêm.
Ngoài ra, hoạt chất trong cây có tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), trực khuẩn lỵ, trực khuẩn (Bacillus coli), trực khuẩn mủ xanh (Bacillus pyocyaneus), trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn (Salmonella typhosa)...
Cũng có tài liệu cho rằng, cây soi rừng giúp giảm mệt mỏi trong bệnh ung thư.
3.2. Theo Đông y
Theo Y học cổ truyền, do cây có vị đắng, tính cay, hơi có độc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống.
Vị thuốc được chủ trị trong các bệnh như phong thấp, đau nhức, đòn ngã tổn thương gãy xương, lỵ nhiễm khuẩn, các chứng viêm (viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột thừa cấp tính, viêm dạ dày,...).
3.3. Liều dùng và cách sử dụng cây sói rừng
Liều dùng
Dược liệu sói rừng thường được dùng với lượng từ 10 - 15g khô (tương đương với 30 - 40g tươi).
Cách sử dụng
Theo dân gian, cây sói rừng được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa, cụ thể:
Rễ cây được dùng ngâm rượu uống chữa đau nhức.
Lá được sắc uống hoặc ngâm rượu để xoa bóp cho người phong thấp, bị gout và đau nhức xương khớp.
Hoa của cây được sử dụng để ướp trà.
4. Cây sói rừng chữa bệnh gì?
Cây Sói rừng là loại thảo dược giàu dược tính. Nó có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây sói rừng mà người bệnh có thể tham khảo:
4.1. Hỗ trợ điều trị bệnh Gout (gút)
Lá sói rừng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, giúp đào thải các độc tố trong máu rất hiệu quả, nhất là acid uric - nguyên nhân gây nên bệnh Gout (gút).
Cách sử dụng cây sói rừng trị gút như sau:
Chuẩn bị khoảng 40g lá sói rừng khô, thái nhỏ. Hãm dược liệu với rượu ấm để uống. Mỗi ngày dùng 1 ly khoảng 40ml sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, có thể dùng rượu lá sói rừng để xoa bóp để giảm đau nhức các khớp.
4.2. Cây sói rừng chữa đau lưng
Sắc 10 - 15g cành lá sói rừng với nửa rượu rửa nước. Dùng thuốc trong ngày, chia ra uống 2 - 3 lần, chứng bệnh đau lưng sẽ thuyên giảm.
4.3. Điều trị gãy xương, viêm khớp xương do phong thấp
Dùng cây sói rừng giúp các triệu chứng phong thấp thuyên giảm rất nhiều, đồng thời ngăn ngừa tê thấp tê bì chân tay bằng 2 cách sau:
Dùng cây tươi giã nát, sao với rượu và đắp trực tiếp vào chỗ đau.
Hoặc sắc 25 - 30g rễ sói rừng với nước, uống trong ngày.
4.4. Chữa tiêu viêm, thải độc cơ thể
Cây sói rừng có chứa flavonoid - chất giúp chống viêm, kháng viêm tuyệt vời. Để chữa các chứng viêm và thải độc cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị 30 - 40g cành lá sói rừng tươi.
Đem sắc với khoảng 600ml nước, đun trên lửa nhỏ.
Người bệnh nên chia làm 3 lần, uống trong ngày và liên tục 2 - 3 ngày.
4.5. Chữa vết thương bị loét, hở miệng
Dùng cành lá sói rừng đem nấu nước để rửa vết thương 1 - 2 lần/ngày.
4.6. Điều trị bỏng da
Để trị bỏng da, dùng dược liệu sói rừng dưới dạng bột, tiến hành như sau:
Chuẩn bị lá sói rừng, phơi khô, tán mịn.
Sau đó, thêm 1 phần dầu hạt sở hoặc dầu vừng, trộn đều.
Bôi lên phần da bị bỏng và dùng hàng ngày.
4.7. Phòng cảm mạo
Để tăng tác dụng trong việc phòng ngừa cảm mạo, cây sói rừng thường được kết hợp với các dược liệu khác, cụ thể:
Dược liệu bao gồm 10 -15g cành lá sói rừng, 6g tía tô vào mùa đông hoặc 6g kim ngân hoa vào mùa hè.
Sắc với nước, dùng thay trà trong ngày.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây sói rừng để đạt tác dụng tốt nhất
Bất kỳ dược liệu nào, mặc dù nó được cho rằng an toàn, lành tính tuy nhiên chỉ khi được sử dụng dùng đúng liều lượng và đối tượng nó mới phát huy tác dụng trọn vẹn. Vì vậy, khi sử dụng dược liệu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Cần chú ý về liều lượng và tránh lạm dụng quá mức cây sói rừng.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Khi sử dụng cho trẻ em nên dùng với lượng vừa phải hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào biết được những đặc tính chung, cũng như công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng loại cây Sói rừng. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đay để được tư vấn.
Nếu thấy bài viết hay, bạn đọc đừng quên like và chia sẻ để mọi người xung quanh có thêm kiến thức vô cùng hay về loài cây này nhé!