Cây cẩu tích được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh về xương khớp và bệnh can thận. Vậy dược liệu này thực sự có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
1. Cây cẩu tích (lông cu li) là gì?
Cây cẩu tích có tên khoa học là Cibotium barometz (L.) J.Smith thuộc họ Lông Cu li hay họ Dương xỉ (Dicksoniaceae).
Nó còn có tên gọi khác là Kim mao cẩu tích, Cu li, Rễ lông Cu li, Cù liền.
1.1. Đặc điểm của cây cẩu tích
- Cẩu tích là một loại quyết thực vật hay dương xỉ, cây mọc thẳng cũng chỉ cao tới 1m, nhưng nó thường mọc bò trên các sườn đồi tại các khu rừng thưa và khu vực có dấu chân người.
- Thân rễ mọc thẳng và được bao phủ bởi những sợi lông vàng cứng.
- Lá mọc thành chùm ở đỉnh của thân cây, cuống lá to, đường kính 2cm, dài hơn 1,5m; có màu nâu; phần gốc lá có lông, phần còn lại có hình nón khi còn non, màu sáng khi già.
- Lá có mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn; ở mặt dưới có các lông màu nhạt, chằng chịt, mềm, mềm, có lông tơ (cây non có lông trong suốt).
- Ổ túi bào tử của cây như hai môi úp vào nhau, túi áo có 2 van. Ổ túi nằm ở mép lá, có màu nâu và hai môi không đều nhau, cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp và hơi thuôn, ổ túi nằm ẩn sâu phía bên trong.
- Túi bào tử có vòng cơ giới đầy đủ, hơi nghiêng và có xu hướng mở theo đường bên. Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá cây và chứa các bào tử. Bào tử có hình hơi tròn hoặc hình tam giác, sần sùi, màu hơi xám hoặc sáng, có cánh.
1.2. Phân bố
- Cây cẩu tích thường mọc trên đồi hoặc bờ suối trong rừng thường xanh nhiệt đới ở độ cao 500 - 800m và trong rừng núi thấp ở độ cao 1000 - 1600m, nơi không có đá vôi.
- Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các vùng miền núi phía Tây Bắc như Lào Cai, Lại Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình,... hoặc các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Đà Nẵng; Lâm Đồng.
1.3. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của cây là phần thân rễ được dùng để làm thuốc.
1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Thu hái
Cây thu hái quanh năm nhưng để dược liệu đạt được hàm lượng dược chất nhiều nhất thì nên thu hoạch vào mùa thu - đông.
Sơ chế
- Khi thu hái, người dân thường chặt bỏ toàn bộ cành, lấy phần bẹ và những vùng lông vàng của cây bao phủ.
- Cây đào từ rừng đem về được cắt bỏ phần rễ (chỉ lấy phần củ và lông vàng) và đem thái miếng phơi khô.
- Có khi đồ hơi nước hoặc đồ với đậu đen 9 lần đồ, 9 lần phơi rồi đem thái mỏng, phơi khô.
- Nếu không lấy phần lông thì có thể rang cát nóng hoặc cạo bỏ phần lông. Sau đó rửa sạch, ngâm nước 12 tiếng, đồ kỹ cho mềm rồi tẩm rượu 12 tiếng và đem sao vàng. Hoặc có thể tẩm muối để ăn.
Bảo quản
Dược liệu sau khi chế biến được bảo quản trong bao bì kín, để ở nơi thoáng mát và tránh ẩm mốc.
1.5. Thành phần hóa học
Thân rễ
- Theo một phân tích hóa học ở Nhật Bản cho thấy trong 100g thân rễ cẩu tích có chứa 11g pterosin, 24 mg onitin, 75 mg onitin-2'-O-β-D-glucoside và 13 mg onitin-2'- O-β-D-alloside.
- Nó cũng chứa tới 8% chất béo (nhưng thường ít hơn nhiều), trong đó axit palmitic và axit linoleic là những thành phần chính.
- Thân rễ chứa khoảng 30% tinh bột. Chúng là chất chống viêm, anodyne và vermifuge
- Ngoài ra, phần thân rễ có chứa flavonoid và giàu các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Zn, Mg, Ni, Mn, Cu, Wu,...
Phần lông cu li
- Các lông màu vàng trên thân rễ chứa tanin và sắc tố (chất làm se).
2. Tác dụng của cây cẩu tích
Tác dụng của cây cẩu tích được đông y và y học hiện đại công nhận tác dụng tuyệt vời của loại thảo dược này.
2.1. Theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, vị thuốc cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm và quy vào can, thận.
Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Công dụng:
- Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, người già thận yếu đi tiểu nhiều, bệnh trĩ.
- Lông Cu li được sử dụng đúng cách sẽ rất hữu ích để ngăn xuất huyết từ các mao mạch.
2.2. Theo y học hiện đại
- Theo một nghiên cứu đã phân lập được từ thân rễ bao gồm cibotiumbaroside B và cibotiglycerol cho thấy ức chế sự hình thành tế bào hủy xương mà không ảnh hưởng đến đại thực bào có nguồn gốc từ tủy xương.
- Chiết xuất n-butanol từ cây cẩu tích có ảnh hưởng đến sự tăng sinh tế bào của nguyên bào xương ở chuột.
- Nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất từ cây cẩu tích có thể là một loại thuốc thay thế tiềm năng để phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh.
- Các lát thân rễ của C. barometz được hấp với rượu gạo và các thành phần chỉ số của nó như axit protocatechuic và aldehyde protocatechuic được phát hiện để thúc đẩy sự tăng sinh và biệt hóa của nguyên bào xương chuột chính được nuôi cấy trong ống nghiệm
- Hoạt động chống ung thư: ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP và PC-3.
- Hoạt động bảo vệ gan: Onychin thể hiện tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan khỏi tổn thương gan do lipid peroxide gây ra ở chuột. Nó làm giảm đáng kể mức độ lipid peroxide malondialdehyde trong đồng nhất của gan.
2.3. Cách dùng và liều dùng cây cẩu tích
Liều dùng: 10 - 18g mỗi ngày.
Cách dùng: Dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc chế dưới dạng cao cẩu tích.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây cổ tích
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây cẩu tích giúp mạnh gân cốt, bổ can thận, cụ thể:
3.1. Bài thuốc trị phong tê thấp, chân tay tê bại
- Dược liệu: Cẩu tích 20g; mộc qua, tần giao mỗi vị 12g; đỗ trọng, tục đoạn, tang chi, ngưu tất mỗi vị 8g; tùng tiết, quế chi mỗi vị 4g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 1 lít nước đến khi cạn còn 200 - 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.
3.2. Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp
Bài thuốc sử dụng cây cẩu tích chữa phong thấp như sau:
- Dược liệu: Cẩu tích 15g; bổ cốt toái và tục đoạn mỗi vị 12g; đương quy 10g; bạch chỉ và xuyên khung mỗi vị 4g.
- Thực hiện: Đêm các dược liệu trên sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
3.3. Viêm cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc
- Dược liệu: Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi vị 15g; sơn thù du, câu kỳ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi vị 10g; kê huyết đằng 30g, mộc hương 6g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu với nước. Mỗi ngày dùng một thang.
3.4. Các khớp tê buốt, sung phát cước khi thời tiết lạnh
- Dược liệu: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật mỗi vị 15g; bạch truật 20g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi mỗi vị 10g; phụ tử chế, cam thảo mỗi vị 8g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước.
Lưu ý: Bài thuốc này chỉ nên dùng cách ngày, có nghĩa là sắc uống 2 ngày dùng một thang.
3.5. Trị đau nhức cột sống
- Dược liệu: 15g cẩu tích, thổ ti tử, lộc giao, sơn thù du, ngưu tất, đỗ trọng mỗi vị dược liệu dùng 11g, cùng với 15g thục địa.
- Thực hiện: Đem tất cả dược liệu cho vào nồi nước sắc trong vòng 20 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
3.6. Đau nhức ngang lưng, đau dây thần kinh liên sườn
Người bệnh đau nhức ngang lưng, đau dây thần kinh liên sườn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:
- Dược liệu: Cẩu tích 15g, sinh mễ nhân 12g, ngưu tất và đỗ trọng 10g, mộc qua 6g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 600ml đến khi cô cạn còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
3.7. Đau nhức xương, bại liệt co quắp
- Dược liệu: cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 4g, đương quy 10g, xuyên khung 4g.
- Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 500ml, đun đến khi cô cạn còn 250ml thì gạn lấy phần nước và dùng trong ngày.
3.8. Đau nhức các khớp
Dược liệu:
- Cẩu tích 30g, cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15g.
- Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12g.
- Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12g.
- Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12g, bạch chỉ 6g.
Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước. Mỗi ngày một thang.
3.9. Bài thuốc chữa chứng viêm khớp và phong tê thấp
Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp sử dụng dược liệu cẩu tích như sau:
- Dược liệu: Cẩu tích, cốt toái bổ, tỳ giải, cỏ xước, thổ phục linh, rễ uy linh tiên nam và thiên niên kiện mỗi vị 10 - 15g.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống.
>> Có thể bạn quan tâm đến cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Thực hư cây xương rồng có tác dụng chữa bệnh
3.10. Bài thuốc trị đau xương khớp ở người cao tuổi
- Dược liệu: Cẩu tích, tục đoạn, hà thủ ô đỏ, cốt toái bổ, đơn bì huyết giác, ba kích, mộc qua, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g; cam thảo 8g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước, uống hàng ngày.
3.11. Bài thuốc trị chứng đau thần kinh tọa, phong trúng vào kinh thận
- Dược liệu: Cẩu tích, tỳ giải, đỗ trọng, bạch linh mỗi vị 40g; hà thủ ô đỏ, thiên hùng và trạch tả mỗi vị 20g.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g và uống với nước cơm.
3.12. Bổ thận khỏe lưng
- Dược liệu: Cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng.
- Thực hiện: Sắc các vị khác lấy nước rồi hòa cao ban long vào để uống.
3.13. Chữa thận hư, đau lưng
- Dược liệu: Cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 8g, kim anh tử 8g.
- Thực hiện: Sắc uống trong ngày.
3.14. Trị đau lưng, mỏi gối, thận âm hư
- Dược liệu: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1 - 2 viên uống với nước sôi.
3.15. Đau mỏi thắt lưng, phụ nữ đới hạ
Cẩu tích và thục địa mỗi vị 16g; ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (nhung hươu), đỗ trọng mỗi thứ 16g. Sắc uống.
3.16. Lưng gối mỏi do thận can hư
Cẩu tích 10g, sa uyển tử 12 - 15g, đỗ trọng 10 - 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
3.17. Điều trị chứng thận hư, tiểu đêm, di mộng tinh
- Dược liệu: Cẩu tích 20g, Thục địa 15g, Đỗ Trọng dây 15g, dây tơ hồng 15g, Kim anh 15g.
- Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 500ml nước, sắc cạn còn khoảng 200ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày. Duy trì thực hiện đến khi thấy triệu chứng thuyên giảm
3.18. Chữa chứng đau mỏi mắt
- Dược liệu: Cẩu tích 15g, Thỏ Ty Tử, Sơn thù Du, Ngưu tất, Lộc Giao, Đỗ trọng mỗi loại dược liệu dùng 13g, thục địa17g.
- Thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng với 50ml nước lọc. Chia thành 2 lần thuốc uống trong ngày. Duy trì liên tục 3 ngày sẽ khỏi.
3.19. Bài thuốc trị cao huyết áp, xơ cứng mạch và tai biến mạch máu não
- Chuẩn bị: Linh chi, hoàng tinh, đỗ trọng, kê huyết đằng, thỏ ty tử, cẩu tích, thạch xương bồ và đơn bì, gia giảm liều lượng theo tình trạng bệnh.
- Thực hiện: Sắc uống.
3.20. Bài thuốc trị chứng bại liệt ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Cương tàm 60g, thỏ ty tử 60g, mã tiền tử (sao cát), mộc qua, ngưu tất, ô xà nhục, xuyên tỳ giải, ngô công, đương quy, tục đoạn, dâm dương hoắc (chích), cẩu tích, nhục thung dung và mai mực mỗi vị 30g.
- Thực hiện: Cho các dược liệu tán thành bột mịn. Sau đó đem dâm dương hoắc sắc lấy nước, sau đó hòa với thuốc bột làm thành viên. Mỗi lần dùng từ 0.3 – 1g uống với nước sôi ấm, ngày dùng 3 lần. Nếu cơ thể yếu nên gia giảm liều lượng.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây cây cẩu tích để đạt tác dụng tốt nhất
Bất kỳ dược liệu nào có dược tính đều có thể gây tác dụng không mong muốn cho cơ thể, đo đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng:
- Không dùng cho người thận bị hư nhiệt, nước tiểu vàng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng
- Không dùng kết hợp Cẩu tích với Sa thảo và Tỳ giải.
Trên đây là những thông tin về cây cẩu tích mà bạn có thể tham khảo được. Tốt nhất trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh gặp sai lầm khi sử dụng.
Bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh lý cơ xương khớp thì TRỊ CỐT TÁN là một giải pháp tối ưu cho bạn.
Bài thuốc Đông y gia truyền TRỊ CỐT TÁN với sự kết hợp giữa bài thuốc chườm và thuốc đắp làm thuyên giảm tình trạng bệnh lý cơ xương khớp.
Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp và sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy liên hệ hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Đừng ngần ngại like và để lại bình bình luận, cũng như chia sẻ bài viết đến những người xung quanh. Mong nhận được phản hồi từ quý bạn đọc. Cảm ơn bạn nhiều!