Cảnh báo nguy hiểm từ triệu chứng đau khớp gối!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau khớp gối là triệu chứng báo hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng. Thế nhưng, rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ hiện nay vẫn đang xem nhẹ tình trạng đau ở vị trí khớp gối. Mà không biết rằng, nếu chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị đau khớp gối, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế suốt đời.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Cấu tạo khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể của con người và dễ gặp phải những tổn thương nhất. Khớp gối được cấu tạo bởi 4 thành phần chính đó là:

  • Xương: Khớp gối được hình thành bởi xương đùi, xương chày và xương bánh chè.
  • Gân: Để cơ liên kết với xương được thì phải nhờ vào gân.
  • Dây chằng: Các xương sẽ được kết nối lại với nhau nhờ vào hệ thống dây chằng.
  • Sụn: Bao gồm có sụn khớp bao bọc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Và sụn chêm nằm giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày.
Khớp đầu gối được cấu tại bởi 4 thành phần chính
Khớp đầu gối được cấu tại bởi 4 thành phần chính

2. Đau khớp gối là bị bệnh gì?

Đau khớp gối là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở vị trí đầu gối cấp tính hoặc mãn tính. Đây là triệu chứng của một số bệnh lý về xương khớp phổ biến như: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, gout, đái tháo đường,... Đau khớp gối thường gặp phải ở nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp. Cảm giác đau khớp ở gối kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt, đồng thời dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

2.1 Đau khớp gối bên phải là bệnh gì?

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên Đại học Y dược TP, Hồ Chí Minh): Tình trạng viêm đau khớp gối phải là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm bao hoạt dịch (bursa), viêm xương khớp, viêm gân bao quanh và hiện tượng Osgood-Schlatter (viêm lồi củ trước xương chày). Đối tượng thường bị đau khớp gối phải là người già, nhân viên văn phòng và người lười vận động.

2.2 Đau khớp gối bên trái là bệnh gì?

Bệnh đau khớp gối trái không có triệu chứng rõ ràng nhưng nhiều khả năng nó là dấu hiệu cho thấy, đầu gối của bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng và cần được chăm sóc. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Nguyên nhân gây đau khớp gối trái có thể do chấn thương, bị viêm, tác động của ngoại lực và biến chứng của bệnh gút, đái tháo đường.

3. Nguyên nhân đau khớp gối

Muốn chữa bất cứ bệnh gì thì trước tiên, bạn phải hiểu rõ tác nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp gối như:

  • Thoái hóa khớp: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra tổn thương sụn và xương dưới sụn đầu gối. Từ đó, làm giảm thiểu lượng dịch khớp gây đau khớp gối.
  • Viêm khớp dạng thấp: Có nhiều trường hợp, đau khớp gối do tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn.
  • Bệnh gout: Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, gây ra chèn ép dây thần kinh cảm giác trong khớp đầu gối.
  • Thói quen xấu trong sinh hoạt: Những người lười vận động, ngồi lâu một chỗ, có thói quen ngồi xổm,... có nguy cơ bị đau khớp gối cao hơn so với người khác.
  • Béo phì: Điều này làm khớp đầu gối thường xuyên chịu áp lực của cơ thể, gây tổn thương và phá hủy sụn khớp.
  • Chấn thương: Đau khớp gối do xương bánh chè bị trật khỏi vị trí ban đầu hoặc gãy do tai nạn hoặc tập luyện thể thao sai cách.
Các chấn thương vùng gối gây đau khớp gối
Các chấn thương vùng gối gây đau khớp gối

4. Triệu chứng đau khớp gối

Theo các chuyên gia xương khớp, người bị đau khớp gối thường có các triệu chứng sau:

  • Đầu gối bị sưng to, nóng đỏ, đau nhức, khó chịu nhưng lại không xác định được chính xác điểm đau ở chỗ nào của khớp gối.
  • Cử động của chân bị hạn chế, không thể duỗi, gập linh hoạt, nhanh nhẹn như bình thường.
  • Người bệnh có cảm giác bị bó chặt ở bắp chân, nặng chân, đau mỏi hai đầu gối, cơn đau nặng hơn vào ban đêm.
  • Giai đoạn đầu bệnh đau khớp gối chỉ gây đau mỏi, khó chịu nhưng về giai đoạn sau, các triệu chứng của bệnh ngày càng rõ ràng hơn

5. Đau khớp gối ở người già

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do viêm đau khớp gối ở người già. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và thô ráp khiến các khớp xương cọ xát với nhau. Ma sát nhiều gây đau khớp gối, sưng viêm khớp gối và cản trở vận động chi dưới. Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh đau khớp gối ở người già có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: đau đầu gối dai dẳng, hạn chế vận động, biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt suốt đời.

6. Đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Khớp gối là bộ phận trên cơ thể thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương. Ở những người trẻ tuổi, triệu chứng đau khớp gối xuất hiện do nhiều tác động khác nhau. Phải kể đến như: chấn thương, viêm vùng khớp gối, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, viêm khớp gối, sụn hoặc xương bị vỡ, trật xương bánh chè, bệnh gout,... Tương tự như bệnh đau khớp gối ở người già, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, đau khớp gối ở người trẻ tuổi cũng dễ để lại các biến chứng khó lường.

7. Chẩn đoán đau khớp gối

Để chẩn đoán bệnh đau khớp gối, các bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số phương pháp sau:

Chụp X-quang: Phát hiện khớp gối có bị tổn thương, biến dạng hay không.

Siêu âm khớp: Đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp; phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện ra các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

Nội soi khớp: Quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.

Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu và sinh hoá. Xét nghiệm dịch khớp để đếm tế bào dịch khớp.

Chụp X-quang giúp phát hiện nguyên nhân gây đau khớp gối
Chụp X-quang giúp phát hiện nguyên nhân gây đau khớp gối

8. Khám đau khớp gối ở đâu?

Khi phát hiện bản thân có triệu chứng đau khớp gối kéo dài, các bạn có thể tới một số địa chỉ y tế uy tín dưới đây để thăm khám.

  1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  2. Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  3. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  4. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
  5. Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 5, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh.
  6. Bệnh viện Nhân dân 115: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

9. Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng lớn đến việc điều trị đau khớp gối. Vậy cụ thể, người bị đau khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Các thực phẩm nên ăn

  • Cá: Việc thường xuyên ăn nhiều cá biển có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm cứng khớp.
  • Nước cam: Cam là nguồn cung cấp vitamin C hàng đầu, giúp bảo vệ cơ thể chống lại viêm xương khớp đầu gối.
  • Cải bó xôi: Trong cải bó xôi có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin, giúp giảm đau đầu gối do viêm xương khớp.
  • Hành tây: Giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm mạnh.
  • Nghệ vàng và gừng: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nghệ vàng và gừng có thể giảm đau bằng cách giảm viêm.

Thực phẩm nên kiêng

  • Chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo), dưa muối, thịt chó.
  • Đồ uống ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.
  • Những thực phẩm giàu photo như nội tạng, thịt đã qua chế biến.
  • Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.
  • Các sản phẩm bơ sữa, vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm thêm viêm đau.
  • Những thực phẩm giàu axit oxalic như nam việt quất, mận, củ cải,...
  • Các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm,...

10. Phòng ngừa đau khớp gối

Bệnh đau khớp gối có thể phòng ngừa, nếu bạn thực hiện đúng theo các điều sau:

Duy trì cân nặng ổn định: Việc thừa cân làm tăng áp lực lên đầu gối và dễ gặp phải các tổn thương. Từ đó, nguy cơ đau khớp gối cũng sẽ cao hơn.

Mang giày đúng kích cỡ: Việc chọn một đôi giày tốt, vừa chân, có lớp đệm sẽ giúp duy trì cân bằng cấu trúc cẳng chân và khớp gối, ngăn ngừa các chấn thương đầu gối.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp như omega-3, glucosamine và chondroitin, vitamin C kháng viêm,...

Khởi động trước khi tập thể dục: Nên khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện, bằng cách thực hiện các động tác kéo giãn cơ trước và sau bắp đùi. Điều này, giúp làm giảm các áp lực lên dây chằng và đầu gối.

Nên khởi động trước khi tập luyện thể dục thể thao
Nên khởi động trước khi tập luyện thể dục thể thao

11. Điều trị đau khớp gối

Việc sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh đau khớp gối, sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Qua đó, có thể lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp.

11.1 Điều trị thuốc Tây

Đối với bệnh đau khớp gối, bác sĩ thường chỉ định một số sản phẩm thuốc Tây như:

  • Dùng thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc kháng viêm không steroid hay NSAID, giúp cắt giảm triệu chứng đau khớp.
  • Tiêm axit hyaluronic vào đầu gối, giúp bôi trơn khớp.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, nhằm tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ khớp gối, giảm đau khớp gối cấp tính.
  • Nếu đau khớp gối ở giai đoạn mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, để loại bỏ các tổn thương tại khớp gối rồi nối lại hoặc thay khớp gối nhân tạo.

11.2 Chữa đau khớp gối bằng thuốc Nam

Chữa đau khớp gối bằng các vị thảo dược dân gian đang được nhiều người áp dụng, bởi tính hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc Nam giúp giảm đau khớp gối, mạnh gân hoạt cốt, vận động dễ dàng hơn.

Bài thuốc từ cây Dây đau xương: Lá dây đau xương giã nhỏ, trộn với rượu, đắp lên vùng khớp gối sưng đau. Thân cây dây đau xương, thái nhỏ, sao vàng, sau đó ngâm rượu với tỷ lệ 1:5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Bài thuốc từ Thiên niên kiện: Lấy rễ thiên niên kiện tươi đem giã, ngâm rượu và xoa bóp đầu gối ngày 2 -3 lần.

Bài thuốc từ Ngưu tất: Mỗi ngày, lấy 3 - 9g củ ngưu tất khô, sắc cùng nước, chia làm 2 lần uống. Ngưu tất có công dụng chính là trị sưng đau khớp gối, giúp đầu gối chắc khỏe, giảm thoái hóa xương khớp.

11.3 Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt đóng góp vai trò không nhỏ trong kế hoạch điều trị đau khớp gối. Người bệnh cần chú ý đến những điều sau, để quá trình chữa trị tiến triển nhanh chóng hơn:

  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm (từ 7 đến 9 tiếng). Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc trong ngày, để giảm bớt căng thẳng lên khớp gối.
  • Đứng, ngồi, nằm đúng tư thế. Tránh các thói quen xấu như ngồi xổm, ngồi lâu một chỗ, nằm co quắp người,...
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng. Khi cân nặng ở trong mức bình thường theo tiêu chuẩn, sẽ giúp làm giảm áp lực lên khớp gối.

11.4 Bài tập chữa đau khớp gối

Các bài tập dưới đây có tác dụng giảm đau, giảm hiện tượng co cứng khớp, phòng chống được tình trạng viêm đau khớp gối rất hiệu quả.

Bài tập 1: Bạn ngồi trên ghế, 2 chân cong ở góc 90 độ. Từ từ nâng chân phải để nó song song với sàn nhà, giữ chân trái trên mặt đất. Giữ trong 30 giây, sau đó từ từ đưa chân phải trở lại sàn và lặp lại với chân trái. Lặp lại động tác 10 lần, mỗi ngày 2 lần tập.

Bài tập 2: Bạn nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Nâng chân phải và kéo nó về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ. Dùng 2 tay hoặc sợi dây chun để giữ chân. Giữ tư thế 30 giây và lặp lại ở chân đối diện, thực hiện 3 lần mỗi ngày.

12. Chữa đau khớp gối bằng thảo dược Trị Cốt Tán

Muốn điều trị dứt điểm tình trạng đau khớp gối thì phải vừa giảm đau vừa tập trung giải quyết nguyên căn gây bệnh. Trong khi đó, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có đến 80% trường hợp đau khớp gối là do bệnh lý về xương khớp gây ra. Bản chất của những bệnh này đều mãn tính, phức tạp nên không thể chữa dứt điểm bằng phương pháp đơn lẻ. Mà cần có sự kết hợp điều trị cả bên trong và bên ngoài.

Trị Cốt Tán trị tận gốc căn nguyên gây đau khớp gối
Trị Cốt Tán trị tận gốc căn nguyên gây đau khớp gối

Sau hơn 30 năm dày công nghiên cứu, Lương y Nguyễn Công Sáu cùng vợ mình - bà Lê Thị Hải, đã bào chế thành công sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán. Bài thuốc này có sự cộng hưởng từ những thảo dược thiên nhiên có dược tính cao như: Tam thất, Nấm linh chi, Ba kích, Đan sâm, Quế chi, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phòng phong,... Giúp giảm đau, tiêu viêm, phòng chống hiện tượng cứng khớp, điều trị thành công chứng đau khớp gối đến hơn 90%, đảm bảo nhiều năm không tái phát.

Dựa trên nguyên lý "Trong ẩm ngoài đồ", thuốc uống và thuốc chườm Trị Cốt Tán đã giúp cho hơn 50.000 bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh của chứng đau khớp gối và các bệnh về xương khớp. Trị Cốt Tán đã và đang được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng và đánh giá cao. Bởi độ an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, không lo bị tái phát. Chỉ với 1 tháng điều trị bằng thuốc Trị Cốt Tán, người bệnh sẽ cảm nhận được ngay hiệu quả tuyệt vời ngoài mong đợi.

Những điểm ưu việt của bài thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán và đóng góp to lớn của Lương y Nguyễn Công Sáu; không chỉ được người bệnh mà cả các chuyên gia đầu ngành công nhận, thông qua nhiều giải thưởng danh giá:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc.

Sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán là thương hiệu độc quyền của nhà thuốc Hải Sáu. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0961 666 383 để nhận được sự tư vấn hữu ích, hỗ trợ cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH