Phồng (lồi) đĩa đệm – điều trị sao cho hiệu quả?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Phồng (lồi) đĩa đệm là căn bệnh “mở màn” trước khi biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm hơn về sau. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị từ sớm thì không chỉ những triệu chứng được “đẩy lùi” mà còn không cho những biến chứng nguy hiểm có cơ hội bén mảng đến. Cùng bài viết đi tìm hiểu cách chữa phồng (lồi) đĩa đệm sao cho hiệu quả nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Những khó khăn của bệnh nhân bị phồng (lồi) địa đệm

Phồng (lồi) đĩa đệm là một dạng thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Vì thế những triệu chứng ở phồng (lồi) đĩa đệm cũng gần giống với thoát vị đĩa đệm.

Đa số những bệnh thoái hóa cột sống được đặc trưng bởi triệu chứng ĐAU. Cơn đau sẽ bắt đầu vị trí bị phồng (lồi) đĩa đệm, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh và khả năng chịu đau của bạn.

Theo thời gian cơn đau sẽ lan tỏa ra xung quanh, đặc biệt là dọc cột sống. Đau có thể lan tỏa sang cả các chi, bao gồm chi trên (cánh tay, bàn tay), chi dưới (mông, đùi, cẳng chân, …).

Ngoài đau, thì tê bì dọc cột sống, bả vai, cánh tay, hông, đùi là những hệ quả những việc dây thần kinh bị chèn ép.

Những triệu chứng này nhẹ thì ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng vận động của bệnh nhân suy giảm đáng kể. Nặng thì có thể liệt cho rễ dây thần kinh vận động bị chèn ép và không còn khả năng dẫn truyền mọi hoạt động đến các chi.

Trên đây là những khó khăn mà đa số những bệnh nhân phồng (lồi) đĩa đệm phải đối mặt hàng ngày. Chính vì vậy, phương pháp điều trị hiệu quả luôn mà mong muốn của nhiều người nhằm giảm những triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Đau là triệu chứng điển hình của phồng (phình) đĩa đệm

Đau là triệu chứng điển hình của phồng (phình) đĩa đệm

2. Cách chữa phồng đĩa đệm như thế nào?

Điều trị phồng (lồi) đĩa đệm cần được kết hợp nhiều phương pháp: thuốc Tây y, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, phẫu thuật, …

2.1. Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây là phương pháp điều trị phồng (lồi) đĩa đệm giúp đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng.

  • Giảm đau; Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng để giảm bớt “gánh nặng” của người bệnh phồng (lồi) đĩa đệm. Những cơn đau sẽ được giảm hẳn sau từ 30 phút đến 1 giờ tùy vào đáp ứng của bạn. Nhưng liều dùng của thuốc giảm đau cần được tuận thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Vị trí đĩa đệm bị phồng lồi thường gây tổn thương cho những cơ quan xung quanh ổ khớp, trong đó viêm là hiện tượng điển hình. Thuốc chống viêm ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của phản ứng viêm, chặn đứng sưng, nóng, đỏ, đau có thể ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân.

Thuốc trong phác đồ điều trị phồng (phình) đĩa đệm

Thuốc trong phác đồ điều trị phồng (phình) đĩa đệm

Ngoài 2 loại thuốc điển hình trên, thì đơn thuốc của bệnh nhân phồng (lồi ) đĩa đệm thường được kết hợp với thuốc giãn cơ, các loại vitamin nhóm B giúp sự dẫn truyển của các dây thần kinh được linh hoạt hơn.

2.2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị phồng (lồi) đĩa đệm không tác dụng phụ và không xâm lấn được nhiều người tìm đến.

Tùy vào từng bài tập vật lý trị liệu mà bạn có thể thực hiện tại nhà hay cần đến những cơ sở y tế để nhờ sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên.

Các bài tập tập trung vào làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, kéo giãn cột sống, giúp cải thiện độ dẻo dai của cơ, tránh phồng (lồi) đĩa đệm phát triển thêm một bước mới và chuyển thành thoát vị đĩa đệm.

Những bài tập vật lý trị liệu được chỉ định cần được phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Chính vì vậy, nếu muốn thực hiện vật lý trị liệu tại nhà bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập cũng thời gian luyện tập như thế nào cho phù hợp nhé!

Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị phồng (phình) đĩa đệm

Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị phồng (phình) đĩa đệm

2.3. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh Đông y với hiệu quả điều trị nhiều bệnh xương khớp cao. Vật lý trị liệu cùng kết hợp với châm cứu sẽ mang lại dễ chịu khi những triệu chứng của phồng (lồi) đĩa đệm dường như biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, châm cứu cần được thực hiện tại những cơ sở khám chữa bệnh, chứ không thể tiến hành tại nhà như vật lý trị liệu. Ngày này, cấy chỉ là phương pháp châm cứu mới, kéo dài thời gian tác dụng mà hiệu quả điều trị vẫn đạt được như y muốn.

Châm cứu – phương pháp chữa phồng lồi đĩa đệm cổ truyền

Châm cứu – phương pháp chữa phồng lồi đĩa đệm cổ truyền

2.4. Những điều cần thay đổi trong lối sống, cách sinh hoạt

Tốc độ tiến triển của bệnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào lối sống và cách sinh hoạt hàng ngày của bạn:

  • Tư thế ngồi, đứng: Tư thế ngồi hay đứng hàng ngày cũng có thể đẩy tình trạng bệnh của bạn lên mức độ trầm trọng hơn. Chính vì vậy, tư thế ngồi hay đứng là thứ bạn cần chú ý, luôn giữ lưng và vai thằng giúp giảm áp lực lên phần lưng. Khi ngồi làm việc bạn nên đặt một chiếc gối phía sau lưng để định hình cột sống.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mục đích của việc làm này khiến gai tăng độ dẻo dai, linh hoạt của cơ bắp, tăng khả năng vận động. Tuy nhiên những bài tập này nên phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh của từng người bệnh.
  • Giảm cân: Nếu trọng lượng cơ thể của bạn đang là “vấn đề” thì cần cần lên kế hoạch giảm cân ngay bây giờ. Bởi trọng lượng cơ thể quá lớn dẫn đến cột sống luôn trong tình trạng “quá tải”.

Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai

Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai

2.5. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng được tính đến nếu những phương pháp điều trị trên phải “bó tay” với tình trạng phồng (lồi) đĩa đệm ở bạn.

Tuy nhiên, phẫu thuật không thể chấm dứt được hoàn toàn phồng (lồi) đĩa đệm, bạn vẫn có nguy cơ tái phát căn bệnh này một lần nữa.

Phẫu thuật – phương pháp cuối cùng được tính đến

Phẫu thuật – phương pháp cuối cùng được tính đến

3. Khám và chữa phồng (lồi) đĩa đệm ở đâu?

Để được điều trị và hướng dẫn điều trị tại nhà hiệu quả thì bạn cần đặt niềm tin vào những bệnh viện, phòng khám uy tín. Dưới đây là danh sách cơ sở y tế uy tín để bạn có thể tham khảo nhé

  • Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Phòng khám Đa khoa Vietlife (Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ( Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội)
  • Phòng khám Trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) (Số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
  • Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội)

Cách chữa phồng (lồi) đĩa đệm triệt để luôn khiến người ta tò mò. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mở rộng kiến thức cho bạn về căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn mau khỏe!

 

Xếp hạng: 4.3 (3 bình chọn)

Gửi thắc mắc đến chuyên gia tư vấn miễn phí

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH