Cây bồ công là loài cây mọc dài mà nhiều người tưởng đây là loại cây không đem lại tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các tài liệu về thực vật thì đây là cây thuốc có thể cải thiện được nhiều tình trạng bệnh. Vậy cây bồ có tác dụng gì? Câu bồ công anh chữa bệnh gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Bồ công anh là gì?
Cây bồ công anh là một trong những thảo được nhiều người sử dụng như nhưng vị thuốc hoặc món ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé!
1.1. Cây bồ công anh có mấy loại?
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi , dược liệu bồ công anh có ba loại khác nhau được phân loại theo đặc điểm hình thái và nơi sống.
1.1.1. Cây bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Asteraceae (họ Cúc). Nó còn được gọi với các tên khác như phù công anh, diếp trời, rau mũi cày, diếp dại, thái nại, lục anh, bồ công định, thiệu kim bảo, nhĩ bản thảo,...
Bồ công anh là một loại thảo dược có tuổi thọ rất ngắn (chỉ 1 - 2 năm). Thân cây nhẵn, mọc đơn hoặc chẻ nhánh ở phần thân trên. Trên thân có màu đốm tía chỉ cao khoảng 50cm nhưng cũng có lúc cao đến 2m.
Lá bồ công anh thuốc lá đơn, mọc từ rễ, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép lá giống như bị xé rách. Mặt trên của lá màu nâu sẫm còn mặt dưới thì có màu nâu nhạt.
Hoa bồ công anh hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2cm, cuống dài 10 - 25mm, mọc thẳng ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng.
Quả có màu đen, to khoảng 4 - 5mm, có lông trắng nhạt, tiết dịch nhựa mỗi khi có vết khứa vào. Quả bế 10 canh và có mỏ dài.
Rễ bồ công anh là một trong những vị thuốc được quan tâm trong thời gian gần đây.Nó thuộc loại rễ cọc, cắm thẳng xuống đất khoảng 7 - 10cm. Rễ thường có vị đắng.
1.1.2. Cây bồ công anh Trung Quốc
Nó có tên khoa học là Taraxacum officinale., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong dân gian, loại cây này được gọi là bồ công anh lùn.
Thân cây rất ngắn, chỉ khoảng 40 đến 60cm. Lá đơn, mọc trực tiếp từ rễ lên, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị. Lá có màu xanh lục, mặt trên có màu đậm hơn mặt dưới. Lá thường dài từ 15 - 30cm, rộng 4 - 6cm, cuống lá dẹt, mặt trên phẳng, mép lá xẻ răng cưa.
Hoa mọc ở trên cùng, có màu vàng, khi già xuất hiện các hạt. Quả màu nâu đen, hình bầu dục thuôc hẹp dài từ 0,3 đến 0,4 cm. Rễ cây hình trụ, mọc thẳng xuống đất.
1.1.3. Cây chỉ thiên
Loại này có tên khoa học là Elephantopus scaber L., thuộc họ Cúc. Nó còn được gọi là cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo, nhả đản (dân tộc Tày), thiền hồ nam,... Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng chữa bệnh.
1.2. Phân bố
Theo các tài liệu thực vật Việt Nam, bồ công anh thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc thuộc vùng trung du hoặc đồng bằng có độ cao 1000m so với mặt nước biển như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa.
Trên thế giới, nó phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Ấn Độ, Indonesia và một số nước Đông Dương.
1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
- Bộ phận dùng: Dùng toàn cây và rễ dưới dạng khô.
- Thu hái: Thời điểm thu hoạch bồ công anh tốt nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 bởi đây là thời kỳ cây có chứa vị đắng nhiều nhất. Khi thu hái nên lựa những cây nhiều lá, màu nâu và rễ nguyên là tốt nhất.
- Sơ chế: Sau khi thu hái, các bộ phận của cây được rửa sạch nhiều lần để loại ỏ những phần đất bụi bám trên cây. Cuối cùng đem đi phơi hoặc sấy khô.
- Bảo quản: Bồ công anh khô chỉ cần cho vào túi nilong để bảo quản và sử dụng dần.
1.4. Thành phần hóa học
Bồ công anh là loại thảo dược có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm 91,8% nước; 3,4% protid; 1,1% glucid; 2,9% chất xơ; 1,2% tro, vitamin và các chất khoáng (sắt, magie,...).
Ngoài ra, trong các nghiên cứu khoa học cho thấy nó còn chứa taraxasterol, choline, inulin, pectin, fructose, sucrose và glucose.
2. Tác dụng của Bồ công anh
Công dụng của bồ công anh được y học cổ truyền sử dụng từ lâu đời và y học hiện đại chứng minh.
2.1. Theo Y học cổ truyền
Cây bồ công anh có tính mát, vị hơi đắng, quy vào tâm, can, thận. Nó có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp và tiêu viêm.
Trong Đông Y, thuốc sắc bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, trực cầu bạch khuẩn, trực khuẩn lỵ; lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chữa chứng chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bầm tím, viêm vú, thông tắc sữa, dưỡng da và tăng cường tiêu hóa.
2.2. Theo y học hiện đại
Dưới đây là một số lợi ích của bồ công anh đối với sức khỏe:
2.2.1. Giúp xương chắc khỏe
Bồ công anh chứa canxi và magie rất tốt cho xương khớp. Canxi là yếu tố quan trọng cấu thành xương và răng, đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh đông máu, điều hòa hormon và co thắt cơ.
Ngoài ra, nó còn chứa chất chống oxy hóa như vitamin C và luteolin giúp bảo vệ xương khớp khỏi tác hại của các gốc tự do. Vitamin K trong loại dược liệu này còn giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt đối với phụ nữ hậu mãn kinh và bị loãng xương.
2.2.2. Hỗ trợ điều trị bệnh gout (gút)
Theo các nghiên cứu cho thấy, rễ bồ công anh có chứa một lượng lớn chất amino acid kynurenic (inulin) và sesquiterpene lactones. Những chất này có tác dụng giúp kháng viêm, làm giảm cơn đau nhức tại khớp do bệnh gout gây ra.
Bên cạnh đó, tác dụng lợi tiểu của nó giúp cơ thể đào thải acid uric - nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Do đó, hạn chế tình trạng lắng đọng acid uric và rất tốt cho người bệnh gout.
2.2.3. Thanh lọc gan
Gan là cơ quan có chức năng lọc và giải độc, đồng thời nó sản xuất mật giúp enzyme phân tách chất béo trong cơ thể thành các acid béo. Trong khi đó, việc sử dụng bồ công anh có thể giúp cơ thể đào thải các chất độc và kim loại nặng qua đường tiết niệu.
Nó cũng giúp gan hoạt động hiệu quả hơn bằng cách duy trì lượng mật phù hợp. Tác dụng này là do nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cung cấp các chất nhue vitamin C có tác dụng giảm sưng, hấp thụ chất khoáng, ngăn ngừa phát triển các loại bệnh.
2.2.4. Phòng chống ung thư
Loại thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể và tiêu diệt các gốc tự do. Nó còn được sử dụng trong điều trị ung thư, đặc biệt ung thư máu.
Hơn nữa, vitamin trong cây được các nhà khoa học chứng minh tác dụng của nó giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, kết tràng, mũi và miệng.
2.2.5. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Bồ công anh được sử dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Nó giúp kích thích quá trình sản sinh insulin trong tủy và điều hòa lượng đường trong máu ổn định.
2.2.6. Các tác dụng khác của bồ công anh
- Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể
- Tốt cho thận
- Giảm cân
- Chống nhiễm trùng da
- Tác dụng lợi tiểu
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
- Cải thiện hệ tiêu hóa
2.3. Cách dùng và liều dùng bồ công anh
Liều dùng:
- Dùng theo đường uống hoặc ăn: 12 gam đến 40 gam.
- Dùng tươi để giảm đau sưng: tùy ý theo nhu cầu
Để sử dụng bồ công anh, bạn có thể sử dụng những cách sau:
- Trà từ bồ công anh: Sử dụng hoa pha cùng với nước sôi trong khoảng 5 - 10 phút. Bạn có thể sử dụng thêm mật ong để dễ uống và tốt cho sức khỏe.
- Trà từ rễ bồ công anh: Đun sôi rễ cùng với gừng thái lát, hạt thảo quả trong 5 - 10 phút. Sau đó, lọc lấy phần nước rồi thêm mật ong hoặc đường vào để uống.
- Nước uống từ rễ bồ công anh: Rễ sau khi rửa sạch, cắt nhỏ và nướng ở nhiệt độ 300 độ C trong hai giờ. Sau đó, dùng rễ ngâm với nước sôi trong 10 phút thì uống.
- Dùng lá để chế biến món ăn như bồ công anh luộc, bồ công anh xào tỏi,...
2.4. Tác dụng phụ của bồ công anh
Thuốc nam bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng như buồn nôn, nôn, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật, phản ứng mẫn cảm và viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, sử dụng thảo dược này trong thời gian dài có thể làm cho những thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng giảm hoặc thậm chí mất tác dụng. Thành phần kali cao có thể gây tình trạng mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh
Cây bồ công anh chữa bệnh gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng loại thảo dược này. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng thảo dược này mà bạn có thể tham khảo:
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Dùng 25 gam rễ bồ công anh, 25 gam lá bồ công anh, 45 gam cây xạ đen và sắc với 1lits nước. Mỗi ngày 2 lần và dùng uống trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Sắc 30 gam lá và rễ bồ công anh với 500ml nước đến khi sôi thì tắt bếp.
- Bồ công anh chữa tắc tia sữa: Dùng 20 gam lá bồ công anh khô đun với nước uống hoặc sử dụng 40 gam lá bồ công anh tươi, thêm muối, giã nát và vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên vùng sưng đau.
- Bồ công anh trị mụn nhọt: Sắc 15 gam lá bồ công anh khô và 600mL nước đến khi cạn còn khoảng 200mL thì tắt bếp. Sử dụng liên tục trong 4 - 5 ngày để cải thiện tình trạng mụn.
- Chữa bệnh đau dạ dày: Dùng 25 gam lá bồ công anh khô, 20 gam khôi tía khô, 15 gam khổ sâm khô đun với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 300mL thì tắt bếp. Uống liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày.
- Trị tuyến sữa viêm cấp tính: 32 gam bồ công anh, qua lâu, liên kiều mỗi thứ 20 gam, 12 gam bạch chỉ, sắc uống.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh để đạt tác dụng tốt nhất
Mặc dù bồ công anh là thảo dược lành tính những khi sử dụng nhưng những đối tượng sau đây tránh sử dụng để hạn chế tác dụng không mong muốn cho cơ thể:
- Trẻ dưới 10 tuổi
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người mẫn cảm với loại dược liệu này
- Người bệnh cao huyết áp hoặc suy tim sung huyết
- Người mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ruột kích thích, tắc ruột
- Người mất cân bằng các chất điện giải
- Người mắc chứng dị ứng nhựa cao su
Trên đây là những thông tin về cây bồ công anh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và những người xung quanh, bao gồm người bệnh xương khớp.
Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến bệnh xương khớp hoặc tình trạng bệnh của mình, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.