Bạn cần biết bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Loãng xương là căn bệnh diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Chính vì những biểu hiện không rõ ràng như vậy nên nhiều người còn chủ quan, cho rằng căn bệnh này không nguy hiểm. Vậy bệnh loãng xương có nguy hiểm không và nó có thể gây ra những biến chứng gì?

Mục lục [ Ẩn ]
Nhiều người chủ quan thường cho rằng bệnh loãng xương không nguy hiểm
Nhiều người chủ quan thường cho rằng bệnh loãng xương không nguy hiểm

1. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là một bệnh diễn biến âm thầm nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người vẫn chưa lường trước được những biến chứng nguy hiểm mà loãng xương gây ra. Họ thường đặt ra câu hỏi “loãng xương có nguy hiểm không?”

Câu trả lời: Loãng xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dưới đây sẽ là các biến chứng loãng xương điển hình nhất, qua đó bạn sẽ có đáp án chi tiết nhất cho câu hỏi “ bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

1.1. Biến chứng gãy xương

Chỉ cần nhìn vào biến chứng này thôi, chắc bạn đã đủ hiểu bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Đây là biến chứng hàng đầu, có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn đến 50% và 20% trong số đó có nguy cơ tử vong sau năm đầu tiên.

Loãng xương âm thầm làm suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên xốp hơn, giòn và dễ gãy, chỉ cần một cú va đập nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Trong đó, gãy xương cột sống hoặc gãy xương đùi là những biến chứng nghiêm trọng nhất nhất. Khả năng hồi phục sau khi gãy xương ở những vị trí này là rất khó.

Ngoài ra, người đã từng bị gãy xương do loãng xương cũng rất dễ bị gãy lại sau một thời gian.

1.2. Biến chứng lún xẹp cột sống do loãng xương

Đây là dẫn chứng tiếp theo giúp bạn trả lời câu hỏi “bệnh loãng xương có nguy hiểm không?”. Bệnh loãng xương gây nguy hiểm không chỉ vì làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn có khả năng làm lún xẹp đốt sống cho khoảng 3% người mắc bệnh. 

Khi bệnh loãng xương ở giai đoạn nặng, người bệnh chỉ cần khuân vác nặng hoặc không cẩn thận té ngã hay chỉ hắt hơi thôi cũng có thể làm lún xẹp đốt sống.

Biến chứng lún xẹp đốt sống do loãng xương kiến các rễ thần kinh bị chèn ép, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cột sống.

Triệu chứng của lún xẹp cột sống bao gồm: Cột sống bị biến dạng, đau lưng kéo dài, giảm chiều cao, có thể gây gù lưng hoặc còng lưng.

Lún xẹp cột sống cũng làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng gãy xương cột sống ở người bệnh. Tuy nhiên trên thực tế, biến chứng này có tỷ lệ tử vong thấp nhưng lại có nguy cơ gây tàn phế vĩnh viễn cho người bệnh.

Xẹp đốt sống là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh loãng xương
Xẹp đốt sống là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh loãng xương

1.3. Nguy cơ giảm khả năng vận động do loãng xương

Một dẫn chứng tiếp theo để trả lời cho câu hỏi “bệnh loãng xương có nguy hiểm không?”. 

Biến chứng nguy hiểm này của bệnh loãng xương thường khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế suốt đời, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.

Đặc biệt, người bị gãy xương do loãng xương có thể phải nằm bất động tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó, việc nằm bất động trong thời gian dài cũng có thể gây ra nhiều biến chứng thứ phát như hoại tử da, viêm phôi…

2. Ai dễ bị các biến chứng loãng xương?

Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi “bệnh loãng xương có nguy hiểm không?” thì các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những đối tượng dễ gặp các biến chứng loãng xương để có biện pháp chủ động phòng ngừa. Các nhóm đối tượng này bao gồm:

  • Người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi có thể trạng ốm yếu, nhẹ cân.
  • Người có lối sống chưa lành mạnh, ít hoạt động thể chất, nghiện rượu, hút thuốc lá hoặc uống nhiều cà phê.
  • Người có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D trong thời gian dài.
  • Phụ nữ thiếu bị thiếu hormone sinh dục do nhiều nguyên nhân như cắt bỏ buồng trứng, do giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, người mắc các bệnh nội tiết….
  • Người đã từng bị loãng xương trước đó.
  • Người phải dùng thuốc corticoid, thuốc chống động kinh…. trong thời gian dài.
Chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương
Chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D trong thời gian dài là nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương

3. Cách phòng ngừa biến chứng loãng xương nguy hiểm

Khi đã hiểu bệnh loãng xương có nguy hiểm không thì chắc chắn mỗi chúng ta cũng đều hiểu vai trò của việc phòng ngừa biến chứng của bệnh loãng xương từ sớm.

Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh loãng xương, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:

  • Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D thông qua các loại thực phẩm, kiêng ăn những loại thực phẩm không tốt cho người bệnh loãng xương.
  • Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ, uống đầy đủ các thuốc điều trị loãng xương nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Tập thể dục với cường độ vừa phải để có hệ xương chắc khỏe, cơ bắp dẻo dai, tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh loãng xương.
  • Thực hiện lối sống khoa học tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác bao gồm cả cà phê, nước chè…
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm corticoid… vì những loại thuốc này có thể làm bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bị bệnh loãng xương cần thận trọng khi đi lại, làm việc để tránh những tai nạn gây ra hậu quả đáng tiếc.
Thường xuyên tập thể dục  giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh biến chứng loãng xương
Thường xuyên tập thể dục  giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh biến chứng loãng xương

Trên đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi “bệnh loãng xương có nguy hiểm không?” và những thông tin liên quan xung quanh vấn đề bệnh loãng xương có nguy hiểm không. Mong rằng qua bài viết bạn đã nắm được nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh loãng xương này.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương hoặc đang có băn khoăn, thắc mắc về căn bệnh này hãy liên hệ ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và cụ thể nhất nhé.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH