Phương pháp bấm huyệt bàn tay và cách bấm huyệt đơn giản

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Theo Y học cổ truyền, bàn tay là cửa ngõ lưu thông khí huyết quan trọng của cơ thể, các huyệt ở tay có liên quan đến nhiều phủ tạng trên cơ thể. Bấm huyệt bàn tay có khả năng đem lại nhiều tác dụng cho người bệnh trong việc phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh lý.

Mục lục [ Ẩn ]
Bấm huyệt bàn tay là gì?
Bấm huyệt bàn tay là gì?

1. Bấm huyệt bàn tay có tác dụng gì?

Bàn tay như một bản sao thu nhỏ của cơ thể: ngón cái tương ứng với chân phải, ngón trỏ tương ứng với tay phải, ngón giữa tương ứng với đầu, ngón áp út tương ứng với tay trái, ngón út tương ứng với chân trái và sống lưng tương ứng với lưng.

Cụ thể, bấm huyệt bàn tay có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và chữa một số bệnh hiệu quả.

  • Bấm huyệt ngón tay cái: Tác dụng giải lo âu, trầm cảm, điều hòa hoạt động của dạ dày, lá lách.
  • Bấm huyệt ngón trỏ: Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Bấm huyệt ở ngón giữa: Giảm nhức đầu, cải thiện bệnh lý về mắt, tim mạch, giảm đau bụng, giúp cho gan và hệ thần kinh hoạt động tốt.
  • Bấm huyệt ngón áp út: Hệ tiêu hóa và phổi.
  • Bấm huyệt ngón út: Giảm lo lắng, đau họng, hỗ trợ xương khớp.
  • Bấm huyệt lòng bàn tay: Tác dụng chi phối hầu hết các cơ quan của cơ thể.

Trong đó, ngón tay giữa có vai trò quan trọng hơn các ngón tay còn lại bởi vì ngón tay giữa chính là trung tâm của cơ thể và chi phối nhiều cơ quan trong cơ thể.

2. Sơ đồ huyệt đạo bàn tay

Bàn tay là nơi hội tụ nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt đều có công năng riêng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số vị trí các huyệt trên bàn tay có vai trò quan trọng:

2.1. Các huyệt trên bàn tay

Các huyệt thuộc phần trên của bàn tay bao gồm:

Huyệt Hợp cốc phía trên bàn tay
Huyệt Hợp cốc phía trên bàn tay

2.1.1. Huyệt Thái uyên

Vị trí: Huyệt nằm ở mặt trước bàn tay, nằm ngoài cổ tay, trong chỗ lõm ở bờ trụ hay phía cuối của ngón tay cái. Khi ấn vào huyệt sẽ thấy lõm xuống là đúng vị trí huyệt Thái uyên.

Tác dụng: Trị đau cổ tay, tổn thương dây thần kinh quay, ho, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, viêm phế quản hoặc xuất huyết.

Cách bấm huyệt: Ấn thẳng, sâu 0,3 - 0,5 cm. Chú ý tránh động mạch quay.

2.1.2. Huyệt Thương dương

Vị trí: Huyệt nằm trên ngón tay trỏ, ngay sát phần ngón tay, góc bên trái.

Tác dụng: Bấm huyệt chữa tê tay, đau mỏi vai gáy, phù nề, đau mắt đỏ và ù tai.

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay còn lại ấn nhẹ lên ngón tay trỏ. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

2.1.3. Huyệt Hợp cốc

Vị trí: Huyệt ở mu bàn tay, dưới khe giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái. Khi khép ngón tay lại, đỉnh cao nhất trên mu bàn tay chính là vị trí huyệt.

Tác dụng: Giảm đau tất cả các loại đau bao gồm đau đầu và đau vai, cánh tay; loại bỏ lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể; giảm dị ứng, tắc nghẽn xoang, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau răng.

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái của một tay bấm huyệt, tay kia dùng mạnh, giữ trong 2 giây rồi thả ra.

2.2. Các huyệt lòng bàn tay

Sau khi tìm hiểu các huyệt trên bàn tay, bây giờ bạn sẽ lật ngửa bàn tay để tìm hiểu những huyệt trong lòng bàn tay.

Huyệt Hậu khê và huyệt Quý điểm
Huyệt Hậu khê và huyệt Quý điểm

2.2.1. Huyệt Hậu khê

Vị trí: Huyệt này là một trong những giao điểm của Bát kinh. Huyệt được xác định bằng cách khi nắm tay bằng bàn tay, ở phần thịt nhọn chìa ra (không cùng bên với ngón tay cái) với các sọc ngang ở phía xa của lòng bàn tay sau đốt ngón tay thứ năm.

Tác dụng: Giúp thư giãn và làm dịu tâm trí; chống đau lưng gù, cột sống cổ, thắt lưng, chân; bảo vệ thị lực, giảm mệt mỏi và bổ sung năng lượng cuộc sống.

Cách bấm huyệt: Dùng khớp cổ tay của bàn tay còn lại để lăn qua lăn lại vị trí huyệt ở bàn tay khác.

2.2.2. Huyệt Tâm quý

Vị trí: Huyệt nằm trong lòng bàn tay, ngay dưới giao điểm của ngón tay áp út và ngón tay út, cách khoảng 1 cm. Huyệt này còn nằm trên xương của ngón tay áp út và ngón út. Vì vậy, nếu ấn phải xương thì cần nhích lên vị trí về phía thịt mềm.

Tác dụng: Điều trị chứng hồi hộp, lo lắng dẫn đến tim đập nhanh.

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trái và ngón tay trỏ của tay còn lại để ấn huyệt trong vòng vài giây.

2.2.3. Huyệt Ngư tế

Vị trí: Huyệt này nằm ở mặt trong của lòng bàn tay, trung điểm giữa xương ngón tay cái và cổ tay, nơi phần tiếp giáp lằn mà màu da thay đổi. Hoặc bạn có thể xác định bằng cách gập các ngón tay vào lòng bàn tay, vị trí đầu ngón tay trỏ chạm vào đâu thì đó chính là huyệt ngư tế.

Tác dụng: Thanh nhiệt, có lợi cho họng.

Cách bấm huyệt: Ấn thẳng, sâu 0,5 - 1 cm.

2.3. Các huyệt khác trên bàn tay

Ngoài những huyệt quan trọng trên, có 14 điểm bấm huyệt khác nhau trên lòng bàn tay tương ứng với các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

14 điểm bấm huyệt bàn tay
 14 điểm bấm huyệt bàn tay
  • Huyệt phản chiếu mắt: Huyệt nằm dưới khe của ngón tay trỏ và ngón giữa. Tác dụng đối với các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, mù màu, quáng gà,...
  • Huyệt phản chiếu tai: Nằm dưới khe ngón tay út và áp út. Tác dụng đối với bệnh viêm họng, nước đọng trong tai và chống hình thành ráy tai.
  • Huyệt phản chiếu phổi: Huyệt nằm ở khe dưới của ngón giữa và ngón áp út khoảng 1cm. Tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến phổi như viêm phế quản, hen suyễn,...
  • Huyệt phản chiếu bụng: Huyệt nằm thẳng dưới ngón tay trỏ, ngay phía dưới trên mô ngón tay cái. Tác dụng trong điều trị bệnh về bụng như hội chứng ruột kích thích,...
  • Huyệt phản chiếu thận: Huyệt nằm trên mô ngón tay cái, cách gốc ngón tay khoảng 1cm. Tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu tại thận; hỗ trợ điều trị các bệnh và tuyến giáp.
  • Huyệt phản chiếu vai gáy: Huyệt nằm ở khe ngón út và ngón áp út xuống khoảng 1cm. Tác dụng giúp giãn vùng cơ vai gáy và giảm mệt mỏi do căng cứng cổ.
  • Huyệt phản chiếu mũi: Huyệt này nằm ở các đầu ngón tay. Tác dụng giúp điều trị viêm mũi, tắc mũi, xoang, đau đầu, đau răng và chứng khó tập chung.
  • Huyệt phản chiếu gan mật: Huyệt cách gốc ngón áp út 2 cm. Tác dụng giúp điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
  • Huyệt phản chiếu đường ruột: Huyệt nằm phía bên phải của lòng bàn tay, trên đường thẳng qua ngón áp út, cách đường chỉ cổ tay khoảng 2 cm. Tác dụng trị các bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
  • Huyệt phản chiếu bàng quang: Huyệt này cách huyệt phản chiếu đường ruột 1 cm. Tác dụng giúp điều trị các bệnh liên quan đến bàng quang và giải phóng năng lượng cho cơ thể.
  • Huyệt phản chiếu tuyến yên: Huyệt nằm ở đầu ngón tay cái. Tác dụng giúp giải quyết các vấn đề về não và tuyến yên.
  • Huyệt phản chiếu buồng trứng và tinh hoàn: Huyệt nằm ở bên phải của cổ tay trái, ngay dưới đường chỉ cơ tay. Tác dụng giúp điều trị bệnh liên quan đến buồng trứng và tinh hoàn.
  • Huyệt phản chiếu cổ tử cung: Huyệt nằm dưới đường chỉ tay bên trái của tay trái. Tác dụng giúp cải thiện tình trạng đau cổ tử cung.
  • Huyệt phản chiếu tuyến giáp: Huyệt nằm ở khe ngón trỏ và ngón cái, trên đường thẳng ngón tay trỏ. Tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp gây mệt mỏi, bất ổn tâm lý, rối loạn cân nặng,...

Cách bấm huyệt: ấn mạnh lên các huyệt và day 36 lần theo chiều kim đồng hồ. Trước khi bấm huyệt nên xoa nóng hai lòng bàn tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để tăng độ mẫn cảm và hiệu quả.

Xem thêm: Dấu hiệu teo cơ chân nhìn là biết

3. Cách bấm huyệt bàn tay chữa bệnh

Dưới đây là cách bấm huyệt bàn tay chữa một số bệnh thường gặp:

Bấm huyệt bàn tay chữa đau cổ tay
Bấm huyệt bàn tay chữa đau cổ tay

Điều trị các bệnh về xương khớp

Khi cảm thấy xương khớp đau nhức, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng bàn tay, sau đó day các huyệt tương ứng. Việc day các huyệt giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau nhức, đau mỏi cánh tay do các chứng viêm đồng thời giải tỏa căng thẳng và giúp tinh thần trở nên thư thái hơn.

Đau đầu và đau nửa đầu

Chứng bệnh đau đầu có thể được cải thiện khi bấm huyệt Hợp cốc trên mu bàn tay bằng cách dùng ngón tay cái của bàn tay này bấm huyệt cho tay kia, dùng lực mạnh và giữ trong 2 giây rồi thả ra. Thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần để giảm đau đầu và xua tan mệt mỏi.

Cảm lạnh và viêm họng

Dùng các ngón tay ấn và bóp nhẹ các đầu ngón tay còn lại, đồng thời miết làm ấm các ngón tay cái và màng nối giữa các kẽ ngón tay. Việc này giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, đau họng,.. Khi thực hiện không nên dùng lực quá mạnh để tránh tổn thương cũng như tác dụng không mong muốn.

Trị say xe

Khi bị say xe, bạn có thể bấm vào gốc móng tay cái giúp kích thích thần kinh khí huyết lưu thông, giảm chứng chóng mặt, buồn nôn khi bị say tàu xe.

Đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, bạn chỉ cần dùng lực nhẹ tác động vào điểm phía ngoài cùng của ngón tay út trên đầu ngón tay hoặc điểm dưới móng tay của ngón tay trỏ.

4. Một số lưu ý khi bấm huyệt bàn tay

Bấm huyệt nên kết hợp với xoa bóp
Bấm huyệt nên kết hợp với xoa bóp

Bấm huyệt bàn tay là phương pháp an toàn và hiệu quả khi thực hiện tại nhà, tuy nhiên khi bấm huyệt bàn tay bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Những người đang mang thai, người mắc bệnh cấp tính như ung thư, thận,... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Nên kết hợp giữa bấm huyệt và xoa bóp để mang lại tác dụng tốt nhất.
  • Chỉ bấm huyệt khi thực sự nắm vững được các kiến thức vì nếu bấm sai huyệt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Không bấm huyệt khi đang đói, đang no hoặc sau khi sử dụng đồ uống có cồn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thể thao để đem lại hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tật.

Bấm huyệt bàn tay là biện pháp phòng và điều trị các bệnh lý an toàn và hiệu quả tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi thực hiện phương pháp này. Bên cạnh bấm huyệt, người bệnh nên sử dụng kết hợp với các thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng bệnh như Trị Cốt Tán dành cho người bệnh xương khớp.

Hoặc nếu có thắc mắc gì liên quan đến bệnh xương khớp hoặc sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 4.1 (10 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH