Top những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bạn nên biết để hết đau

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khó điều trị, các phương pháp chữa trị theo Tây y hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vì thế đây là điều mà nhiều người mắc bệnh luôn băn khoăn và mong muốn tìm ra phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả nhất. Bài viết sẽ đưa ra một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo.

Mục lục [ Ẩn ]
Có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian mà bạn có thể tham khảo
Có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian mà bạn có thể tham khảo 

1. Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được biết đến là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh cột sống, gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.

Căn bệnh này chủ yếu gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay số người trẻ tuổi gặp phải tình trạng này đang ngày càng gia tăng.

Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, trong đó nhiều người thường tìm đến các thuốc tân dược vì khả năng giảm đau nhanh. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe  người điều trị. 

Vì thế nhiều người lại đặt niềm tin vào những bài thuốc dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm đã được truyền lại từ xa xưa.

Các ưu điểm khi sử dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm so với các phương pháp khác phải kể đến như:

  • Tiết kiệm chi phí cho người bệnh: Vì các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có nguồn gốc tự nhiên, thậm chí ngay trong vườn nhà nên bạn không cần mất chi phí mua nguyên liệu. Chưa kể với phương pháp này bạn không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên mà có tự điều trị tại nhà.
  • An toàn cho người bệnh: Các bài thuốc đều là cây cỏ tự nhiên nên có độ tương thích cao với cơ thể, hạn chế gây ra tác dụng phụ, an toàn cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
  • Hiệu quả điều trị bệnh tương đối cao: Các bài thuốc nam không chỉ điều trị các triệu chứng bệnh mà còn tác động đến bệnh theo nhiều con đường khác nhau. Vì thế sẽ đem lại hiệu quả đáng kể khi điều trị đúng cách. 
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh

Mặc dù các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều ưu điểm nhưng người bệnh cần phải có sự kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có thể đem lại kết quả rõ ràng.

2. Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm 

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Các bài thuốc nam uống chữa thoát vị đĩa đệm

Một số bài thuốc dân gian nổi tiếng dành cho người thoát vị đĩa đệm bao gồm:

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu có vị hơi đắng, cay và có tính ấm nên có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau xương khớp…

Ngoài ra trong thành phần cây ngải cứu còn chứa nhiều hoạt chất quý như các flavonoid, tricosanol,  cineol, adenin,... Những thành phần này có công dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, giảm đau nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Cách thực hiện bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm ngải cứu, mật ong, muối ăn.
  • Cho khoảng 1 thìa nhỏ muối ăn vào 200 ml nước lọc rồi đem đun sôi để nguội, sao cho nước có vị mặn vừa phải.
  • Dùng một nắm ngải cứu đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Rau ngải cứu sau khi rửa sạch thì vớt ra để ráo, sau đó đem xay nhỏ cùng nước muối đã đun sôi để nguội.
  • Lọc lấy phần nước thêm mật ong vừa đủ khuấy đều.
  • Chia nước thành 2 phần để uống trong ngày.
Ngải cứu được coi là vị thuốc chữa nhiều bệnh xương khớp hiệu quả
Ngải cứu được coi là vị thuốc chữa nhiều bệnh xương khớp hiệu quả

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước được nhiều người biết đến là vị thuốc nam có công dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Nguyên liệu của bài thuốc chữa bệnh thoát vị từ cây cỏ xước bao gồm: 20g rễ cỏ xước, 16g đỗ trọng, 16g lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, rồi cho vào nồi đun cùng 6 chén nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lượng nước rút còn ⅓ so với ban đầu.
  • Chia nước thuốc ra làm 2 phần để uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Để bài thuốc có tác dụng, người bệnh cần sử dụng liên tục trong 2-3 tuần sau đó ngừng khoảng 1-2 tuần mới uống tiếp. Không nên uống thuốc trong thời gian dài mà chưa có sự cho phép của thầy thuốc Đông y.

Sử dụng lá gạo lứt làm bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, gạo lứt không chỉ là một món ăn được nhiều người ưa chuộng vì độ dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe mà còn có thể sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh an toàn.

Nguyên liệu chỉ cần 200g gạo lứt, cách thực hiện cũng khá đơn giản.

  • Rang 200g gạo lứt trên chảo cho đến khi ngửi thấy mùi thơm.
  • Để nguội sau đó xay nhuyễn thành bột mịn và bảo quản trong hộp kín.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 2-3 thìa bột gạo lứt pha với nước nóng để uống.
Gạo lứt giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể không ngờ tới
Gạo lứt giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có thể không ngờ tới

Đây là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm khá đơn giản và an toàn nhưng đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì vì các bài thuốc này sẽ không cho tác dụng trong ngày một ngày hai.

2.2. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các bài thuốc uống, người bệnh có thể kết hợp thêm phương pháp đắp thuốc tại các vị trí thoát vị để tăng hiệu quả tác dụng.

Một số bài thuốc thường được dùng để đắp vào vị trí thoát vị bao gồm:

Bài thuốc chữa thoát vị với rau ngải cứu và muối ăn:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rau ngải cứu và muối hạt.
  • Rửa sạch rau ngải cứu, sau đó để ráo nước.
  • Cho ngải cứu lên chảo cùng với một ít muối hạt, sao trên lửa nhỏ cho đến khi vàng và có mùi thơm.
  • Đổ hỗn hợp trên lên tấm khăn mỏng và chườm lên vị trí đau, cho đến khi hỗn hợp hết nóng
  • Có thể sao lại hỗn hợp đó để tiếp tục chườm thêm 2-3 lần sau.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy được hiệu quả tích cực
Ngải cứu kết hợp với muối có thể giúp bạn vượt qua cơn đau do thoát vị
Ngải cứu kết hợp với muối có thể giúp bạn vượt qua cơn đau do thoát vị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách đắp đu đủ xanh với gừng và rượu

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: một quả đu đu bánh tẻ, gừng tươi, rượu trắng và túi vải sạch.
  • Đu đủ xanh rửa sạch, cắt bỏ phần đầu cách cuống 5cm.
  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Cho khoảng 100ml rượu trắng vào trộn cùng với gừng giã nhuyễn.
  • Đỗ hỗn hợp gừng rượu vào trong lòng quả đu đủ vừa cắt, rồi đậy phần cuống lại.
  • Đem quả đu đủ đi nướng chín, sau đó cạo phần cháy bên ngoài.
  • Phần còn lại bóp nhuyễn, sau đó cho vào túi vải sạch và đắp lên vùng bị đau khoảng 20 phút.

Lưu ý, khi áp dụng các bài thuốc đắp người bệnh không nên để nhiệt độ quá nóng vì có thể gây bỏng da. Bên cạnh đó bạn cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày mới đem lại hiệu quả rõ rệt.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc Đông y

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là dùng thuốc kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Các bài thuốc Đông y có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như thuốc sắc, thuốc viên, cao thuốc, cồn thuốc…

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm khá nổi tiếng:

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt

Người bị thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt sẽ có triệu chứng đau quặn vùng thắt lưng, có cảm giác nóng ran, ra nhiều mồ hôi, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm, khó nằm ngửa…

Các vị dược liệu trong bài thuốc bao gồm: 

  • Ý dĩ 30g
  • Khương truật 12g
  • Rễ cỏ xước 9g
  • Tần giao 9g
  • Hoàng bá 9g.

Các nguyên liệu đều đem rửa sạch sau đó sắc với lửa nhỏ trong 30 phút, chia thuốc làm 3 phần nhỏ, để uống trong ngày. Uống thuốc khi đã nguội sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể thận hư

Bài thuốc này áp dụng cho người thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu đau âm ỉ, thận suy yếu, thể hàn thấp, nên có tác dụng bổ thận, tán hàn.

Dược liệu cần có trong bài thuốc bao gồm:

  • Hoài sơn 3g
  • Kỷ tử 10g
  • Thỏ ty tử 9g
  • Đỗ trọng 8g
  • Cao ban long 12g
  • Tục đoạn 9g
  • Thục địa 12g
  • Đương quy 8g 

Tất cả các nguyên liệu cần rửa sạch và cho vào bình sắc thuốc cùng 6 bát con nước. Sắc thuốc mới lửa nhỏ trong khoảng 30 phút kể từ lúc sôi. Chia đều thuốc để uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.

Các bài thuốc Đông y cần kết hợp nhiều nguyên liệu và gia giảm theo tình trạng của từng người bệnh
Các bài thuốc Đông y cần kết hợp nhiều nguyên liệu và gia giảm theo tình trạng của từng người bệnh

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp:

Bài thuốc này chủ yếu tập trung vào chữa trị cơn đau vùng lưng, cảm giác lạnh buốt vùng thắt lưng, chân tay bị yếu lực…

Các vị dược liệu cần có bao gồm: 

  • Độc hoạt 9g
  • Xuyên ô 9g
  • Cát căn 9g
  • Quế chi 9g
  • Ma hoàng 9g
  • Tế tân 3g
  • Cam thảo 6g

Các nguyên liệu trong bài thuốc cũng được sắc lửa nhỏ, trong khoảng 30 phút. Người bệnh nên chia thuốc đều thành 3 lần uống mỗi ngày, tốt nhất nên uống thuốc khi còn ấm.

Trên đây chỉ là một số bài thuốc Đông y để người bệnh tham khảo, không nên tự ý sử dụng khi chưa hỏi ý kiến của các thầy thuốc Đông y. Mặc dù các bài thuốc Đông y ít gây ra tác dụng phụ nhưng nó vẫn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng sai cách.

Chưa kể trên mỗi người bệnh, thầy thuốc có thể gia giảm các vị thuốc hoặc thêm bớt một số vị để có hiệu quả nhất trên từng bệnh nhân.

Trên đây là một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y và y học dân gian, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Mỗi bệnh nhân có thể lựa chọn cách chữa trị phù hợp nhất cho bản thân mình, tuy nhiên các cách đó phải dựa trên cơ sở khoa học và được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc đang có băn khoăn, thắc mắc về căn bệnh này hãy liên hệ ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và cụ thể nhất nhé.

0961.666.383

 

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH