Cẩm nang kiến thức về aspirin - Thuốc chống viêm không Steroid

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Aspirin được biết đến là một thuốc giảm đau, chống viêm thường được dùng trong các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Aspirin là thuốc gì?
Aspirin là thuốc gì?

1. Aspirin là gì?

Aspirin còn được gọi là acid salicylic (ASA), là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nó là một trong những thuốc thuộc Danh sách Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Hoạt chất aspirin được tìm thấy trong các loại thực vật như cây liễu và cây tầm ma. Nó được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng 4000 năm trước. 

Hippocrate đã sử dụng vỏ cây liễu để giảm đau và hạ sốt. Một số người thường sử dụng vỏ cây liễu như một phương thuốc tự nhiên để chữa đau đầu và đau nhẹ.

Hiện nay, aspirin là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu, ước tính có khoảng 40.000 tấn (50 đến 120 tỷ viên) được tiêu thụ mỗi năm.

2. Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim asprin
Viên nén bao phim asprin

Aspirin thường có các dạng bào chế với hàm lượng hoạt chất khác nhau bao gồm:

  • Viên nén aspirin: 81mg, 325mg và 500mg.
  • Viên nén bao phim: 325mg và 500mg.
  • Viên nén nhai được: 75mg và 81mg.
  • Viên bao tan trong ruột aspirin: 81mg, 162mg, 165mg, 325mg, 500mg, 650mg và 975mg.
  • Aspirin viên sủi: 400mg.
  • Viên nang giải phóng kéo dài (chỉ dành cho người lớn): 162,5mg.
  • Thuốc đạn: 150mg và 300mg.
  • Bột pha hỗn dịch uống: 500mg.
  • Gel miệng aspirin.

3. Tác dụng của aspirin

Aspirin có nhiều công dụng, bao gồm giảm đau, hạ sốt, các tình trạng viêm, kiểm soát các tình trạng khác và bệnh Kawasaki (sốt và phát ban ở trẻ). Công dụng của aspirin được cụ thể như sau:

3.1. Giảm đau và sưng

Aspirin giúp giảm đau đầu
Aspirin giúp giảm đau đầu

Aspirin là một loại thuốc giảm đau hiệu quả đối với các cơn đau cấp tính, mặc dù nó thường được coi là kém hơn so với ibuprofen vì nó có nhiều khả năng gây xuất huyết tiêu hóa hơn.

Aspirin có tác dụng đối với các cơn đau nhẹ và trung bình, sưng tấy hoặc cả hai liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Bong gân và căng cơ
  • Đau bụng kinh
  • Bệnh mãn tính như viêm khớp, đau nửa đầu,...

3.2. Hạ sốt

Aspirin là thuốc điều trị đầu tay cho các triệu chứng sốt và đau khớp của sốt thấp khớp cấp. Tác dụng hạ sốt chỉ nên sử dụng đối với người lớn mà không nên sử dụng cho trẻ nhỏ. 

Bởi dùng aspirin điều trị sốt ở trẻ em có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng thường gây tử vong liên quan đến việc sử dụng aspirin hoặc các salicylat khác ở trẻ em trong các đợt nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.  

Tác dụng hạ sốt của aspirin
Tác dụng hạ sốt của aspirin

3.3. Chống viêm

Aspirin được sử dụng như một chất chống viêm cho cả cấp tính và mãn tính, cũng như điều trị các bệnh viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các tình trạng viêm khớp khác.

3.4. Ngăn ngừa các biến cố tim mạch

Việc sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch ở một số người. Theo Food and Drug Administration (FDA) khuyên người bệnh chỉ nên sử dụng aspirin dưới sự giám sát của bác sĩ.

Ở những người có nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch, aspirin liều thấp có thể làm phóng tránh nguy cơ này bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Ngoài ra, aspirin liều thấp được sử dụng trong các trường hợp như:

  • Bệnh tim hoặc mạch máu
  • Tuần hoàn máu não kém
  • Lượng cholesterol trong máu cao
  • Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp.

3.5. Tác dụng khác của aspirin

Ngoài các tác dụng trên, thuốc còn có các tác dụng như sau:

  • Aspirin chống đông máu
  • Aspirin ngừa đột quỵ
  • Thuốc aspirin có tác dụng làm trắng da
  • Tác dụng giảm đau và viêm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh võng mạc và viêm ngoài màng tim.

4. Cơ chế tác dụng

Tác dụng của aspirin đối với cơ thể nhờ khả năng ức chế sản xuất prostaglandin và thromboxane là do sự bất hoạt không thể đảo ngược của men cyclooxygenase (COX).

Aspirin hoạt động như một tác nhân acetyl hóa trong đó nhóm acetyl được gắn cộng hóa trị với cặn sereni ở vị trí hoạt động của enzym prostaglandin-endoperoxide synthase (PTGS).

Điều này làm cho thuốc này khác với các NSAID khác (như diclofenac và ibuprofen), là những chất ức chế có thể đảo ngược.

Cụ thể, cơ chế tác dụng của aspirin như sau:

4.1. Tác dụng giảm đau

Tác dụng giảm đau của aspirin có liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm
Tác dụng giảm đau của aspirin có liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm

Thuốc làm ức chế tổng hợp PG F2α nên giảm chức năng cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin.

Tác dụng giảm đau của aspirin có liên quan mật thiết với tác dụng chống viêm.

4.2. Tác dụng chống viêm

Nhờ khả năng cạnh tranh và khử hoạt tính của men COX hình thành các sản phẩm gây viêm như prostaglandin, chuyển đổi hoạt động của enzym này từ cyclooxygenase hình thành prostaglandin thành enzyme giống lipoxygenase.

Hoạt chất này chuyển hóa nhiều loại các acid béo không bão hòa đa thành các sản phẩm hydroperoxy, sau đó được chuyển hóa thêm thành các chất trung gian phân giải chuyên biệt như lipoxit kích hoạt aspirin và maresin. Những chất trung gian này có hoạt tính chống viêm mạnh. 

4.3. Tác dụng hạ sốt

Tác dụng hạ sốt của aspirin là do:

  • Thuốc tác dụng lên trung khu điều hòa thân nhiệt và hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Tăng quá trình thải nhiệt như tăng tiết mồ hôi và giãn mạch da.
  • Tác dụng trực tiếp lên cơ chế gây sốt nhờ khả năng ức chế COX làm giảm tổng hợp prostaglandin.

4.4. Tác dụng chống tập kết tiểu cầu

Cơ chế chống tập kết tiểu cầu của aspirin
Cơ chế chống tập kết tiểu cầu của aspirin

Các tế bào nội mô lót bên trong vi mạch trong cơ thể được đề xuất để biểu hiện PTGS2 và bằng cách ức chế chọn lọc PTGS2, sản xuất prostaglandin (cụ thể là PGI2: prostacyclin) được điều chỉnh giảm đối với mức thromboxane A2, có tác dụng làm đông vón tiểu cầu.

Khi nội mạc mạch bị tổn thương thì tác dụng chống tích tụ bảo vệ của PGI2 bị loại bỏ, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và các cơn đau tim liên quan và các vấn đề tuần hoàn khác.

Tác dụng chống đông của aspirin còn phụ thuộc vào liều sử dụng như sau: 

  • Aspirin ở liều thấp (0,3 - 1 gam) làm ức chế mạnh men COX của tiểu cầu và làm giảm tổng hợp thromboxan A2 nên có nó có tác dụng chống tập kết tiểu cầu.
  • Với liều lớn 2 gam, thuốc này lại có tác dụng ức chế men COX của thành mạch làm giảm tổng hợp PG I2 nên có tác dụng ngược lại làm tăng quá trình đông máu.

5. Chỉ định của thuốc aspirin

Aspirin dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Aspirin dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Với các tác dụng trên của thuốc, nó được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời kèm theo tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, do tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa nên thường sử dụng thuốc thay thế aspirin như paracetamol.

Nó cũng cũng được sử dụng trong điều trị các chứng viêm cấp tính và mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thiếu niên, viêm và thoái hóa khớp,...

Nhờ tác dụng chống tập kết tiểu cầu, thuốc được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ với người bệnh có tiền sử về những bệnh này.

Thuốc còn được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki nhờ tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.

6. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng của aspirin
Liều dùng của aspirin

Liều dùng của aspirin đối với các trường hợp bệnh như sau:

Đau và sốt:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 325-650 mg uống / đặt trực tràng một lần mỗi 4-6 giờ nếu cần. Đối với các dạng bào chế như thuốc giải phóng kéo dài, giải phóng chậm: 650 - 1300 mg uống 8 giờ một lần và không quá 3,9g/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: 10 - 15mg/kg. Uống mỗi 4 giờ một lần và không quá 60 - 80mg/kg/ngày.

Hội chứng mạch vành cấp:

Thuốc được sử dụng như các tác dụng chống huyết khối bổ trợ chứng nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định.

  • Đối với các triệu chứng cấp tính: Dùng liều 160 - 325mg thuốc uống hoặc viên nhai trong vòng vài phút sau khi có triệu chứng. Nếu không thể uống, có thể sử dụng 300 - 600 mg thuốc đạn.
  • Phòng ngừa thứ cấp: Dùng liều 75 - 81 mg uống một lần/ngày (liều ưu tiên) hoặc có thể dùng 81 - 325 mg/ngày. Phác đồ có thể phụ thuộc vào các loại thuốc dùng chung hoặc các tình trạng  bệnh kèm theo.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua: 

Dùng liều 50 - 325 mg/ngày uống trong vòng 48 giờ sau đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ thoáng quá, sau đó uống 75 - 100 mg/ngày.

Viêm xương khớp

  • Viêm khớp dạng thấp: Uống 3g/ngày, chia làm nhiều lần và có thể tăng liều khi cần thiết để đạt hiệu quả chống viêm (duy trì salicylate huyết thanh ở 150 - 300 mcg/mL).
  • Viêm khớp dạng thấp vị thành niên: Trẻ em dưới 25 kg uống 60 - 100mg/kg/ngày, chia mỗi 6 - 8 giờ. Trẻ em 25 kg trở lên: 2,4 - 3,6 g/ngày.
  • Bệnh thoái hóa đốt sống: Uống 3,6 - 5,4 g/ngày, chia làm nhiều lần và theo dõi nồng độ huyết thanh.

Bệnh Kawasaki (nhi khoa):

  • Giai đoạn sốt: 80 - 100mg/kg/ngày và chia 6 giờ một lần trong tối đa 14 ngày (48 - 72 giờ sau khi hạ sốt).
  • Duy trì: 3 - 5 mg/kg/ngày uống với liều duy nhất.

7. Tác dụng không mong muốn của aspirin

Aspirin gây cảm giác buồn nôn ngay sau khi sử dụng
Aspirin gây cảm giác buồn nôn ngay sau khi sử dụng

Các tác dụng phụ phổ biến của aspirin là:

  • Kích ứng dạ dày và ruột
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn.

Một số tác dụng phụ sau đây ít phổ biến hơn:

  • Làm trầm trọng các triệu chứng hen suyễn
  • Nôn mửa
  • Viêm bao tử
  • Chảy máu dạ dày
  • Bầm tím.

Aspirin cũng có thể có tác dụng phụ rất nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu trong não, dạ dày hoặc suy thận. Một tác dụng phụ hiếm gặp của aspirin liều thấp hàng ngày là đột quỵ xuất huyết.

8. Chống chỉ định của aspirin

Không nên dùng aspirin cho người bệnh xuất huyết dạ dày
Không nên dùng aspirin cho người bệnh xuất huyết dạ dày

Những người sau đây nên tránh sử dụng aspirin, cụ thể như sau:

  • Người bị bệnh gan hoặc thận.
  • Những người tiêu thụ ba đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày.
  • Người bị huyết áp cao không kiểm soát được, làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu, có thể trầm trọng hơn khi dùng aspirin.
  • Những người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu (hoặc làm loãng máu) nên dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc giảm đau khác không phải aspirin để điều trị nhức mỏi, đau và sốt.
  • Không dùng thuốc này cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị sốt, các triệu chứng cúm hoặc thủy đậu vì aspirin có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong ở trẻ em.
  • Tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc ruột.
  • Rối loạn chảy máu như bệnh ưa chảy máu
  • Dị ứng aspirin, những người không dung nạp salicylate hoặc NSAID.
  • Người thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase do nó gây thiếu máu tan huyết ở những người bệnh này.
  • Người bệnh sốt xuất huyết.
  • Người bị bệnh thận, tăng acid uric máu hoặc bệnh gout vì nó ức chế khả năng bài tiết acid uric của thận, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Trẻ em hoặc thanh thiếu niên không nên dùng aspirin để kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm vì nó liên quan đến hội chứng Reye.

9. Thận trọng

Thời kỳ mang thai

Uống aspirin khi mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây chảy máu cho mẹ hoặc con trong khi sinh bao gồm các vấn đề về hô hấp và đông máu - ở trẻ sơ sinh của bạn.

Thời kỳ cho con bú

Aspirin vào trong sữa mẹ nhưng với liều điều trị thông thường, nó ít gây các tác dụng không mong muốn ở trẻ bú sữa mẹ.

10. Tương tác thuốc của aspirin

Tương tác thuốc của aspirin với các nhóm thuốc khác
Tương tác thuốc của aspirin với các nhóm thuốc khác

HIện nay, có tổng cộng 319 loại thuốc có thể gây tương tác đối với aspirin. Aspirin có thể tương tác với nhiều loại thuốc. Một số trong số này bao gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Ví dụ như diclofenac, ibuprofen và naproxen. Kết hợp với aspirin, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và các thuốc trầm cảm khác: Ví dụ như citalopram, fluoxetine, paroxetine, venlafaxine và sertraline. Kết hợp với aspirin, bất kỳ loại nào trong số này đều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Warfarin: Kết hợp với chất làm loãng máu này, aspirin có thể làm giảm tác dụng chống đông máu của thuốc và tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, có những tình huống khi sự kết hợp này có thể có lợi.
  • Methotrexate: Kết hợp với thuốc này, được sử dụng trong điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn dịch, aspirin có thể là loại thuốc khó đào thải hơn, có khả năng dẫn đến nồng độ methotrexate gây độc.
  • Spironolactone: Nồng độ thuốc này bị giảm khi dùng aspirin vì nó cạnh tranh với penicillin C để vài tiết ở ống thận.
  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này làm giảm nồng độ của aspirin.
  • Vitamin C: Ức chế hấp thụ vitamin C cho cơ thể.

Ngoài ra, dùng một số thực phẩm cũng có nguy cơ chảy máu. Bao gồm:

  • Cây nham lê
  • Dầu hoa anh thảo
  • Bạch quả
  • Cà phê
  • Rượu.

Do đó, để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc biện pháp thay thế nào với aspirin.

11. Quá liều và xử trí

Uống quá liều aspirin gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm
Uống quá liều aspirin gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm

Quá liều aspirin có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Quá liều cấp tính khi sử dụng một liều cao aspirin, trong khi đó, ngộ độc mãn tính là dùng liều cao hơn bình thường trong một khoảng thời gian.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:

  • Đau rát ở cổ họng hoặc dạ dày
  • Nôn mửa
  • Giảm đi tiểu
  • Sốt
  • Bồn chồn
  • Cáu gắt
  • Nói nhiều và nói những điều không có ý nghĩa
  • Sợ hãi hoặc lo lắng
  • Chóng mặt
  • Tầm nhìn đôi
  • Lắc một bộ phận của cơ thể không kiểm soát được
  • Tâm trạng phấn khích bất thường
  • Có ảo giác
  • Co giật
  • Buồn ngủ
  • Mất ý thức trong một khoảng thời gian.

Ngộ độc aspirin được kiểm soát bằng một số phương pháp điều trị tiềm năng, bao gồm than hoạt tính, dextrose truyền tĩnh mạch và nước muối thông thường, natri bicarbonate và lọc máu.

12. Mọi người thường hỏi về aspirin

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi sử dụng aspirin:

Aspirin có hại cho da không?

Tác dụng của aspirin đối với da
Tác dụng của aspirin đối với da

Mặc dù hoạt chất aspirin có chứa acid salicylic có tác dụng loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết, tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng về lợi ích chống viêm của việc sử dụng aspirin tại chỗ cho mụn trứng cá.

Nếu bạn sử dụng với mục đích này, hãy làm theo hướng dẫn cách dùng aspirin trị mụn như sau:

  • Bước 1: Sử dụng aspirin dạng bột hoặc nghiền hoàn toàn một vài viên (không phải gel mềm).
  • Bước 2: Kết hợp bột aspirin với 1 thìa nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt thông thường.
  • Bước 4: Đắp trực tiếp hỗn hợp aspirin lên mụn.
  • Bước 5: Để trong 10 đến 15 phút mỗi lần.
  • Bước 6: Rửa sạch với nước ấm.
  • Bước 7: Tiếp theo với kem dưỡng ẩm thông thường của bạn.

Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng aspirin tại chỗ là khô da và kích ứng. Kết quả là có thể bị bong tróc và mẩn đỏ do nó làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím (UV) của mặt trời. 

Aspirin có phải kháng sinh không?

Câu trả lời là không. Aspirin (axit acetylsalicylic, ASA) thường được dùng đồng thời trong điều trị nhiễm trùng. 

Axit salicylic (SAL), chất chuyển hóa có hoạt tính của ASA, có tác dụng đáng kể đối với vi khuẩn có thể cải thiện hoặc (nhiều khả năng) làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

  • Ở vi khuẩn Gram âm, SAL ảnh hưởng đến tính thấm của màng ngoài bằng cách điều chỉnh giảm các lỗ màng ngoài, điều chỉnh bơm dòng chảy và bằng cách tăng điện thế màng.
  • Ở vi khuẩn Gram dương, SAL gây ra sự đề kháng kiểu hình thông qua sự gia tăng các máy bơm dòng chảy đa luồng.

Các cơ chế khác mà SAL ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với kháng sinh, ở cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn âm tính, là bằng cách điều chỉnh mục tiêu kháng sinh và cảm ứng hoạt động của enzym phân hủy.

Aspirin giá bao nhiêu?

Hoạt chất aspirin có trong các dạng bào chế khác nhau
Hoạt chất aspirin có trong các dạng bào chế khác nhau

Thuốc này được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau với giá thuốc khác nhau, chẳng hạn như:

  • Aspirin MKP 81 (acid acetylsalicylic 81mg), viên nén bao tan trong ruột: 500 VNĐ/viên.
  • Aspirin pH8 (acid acetylsalicylic 500mg), viên nén bao tan trong ruột: 1000 VNĐ/viên.
  • Aspirin 100 (acid acetylsalicylic 100mg), thuốc bột: 2.500 VNĐ/gói.
  • Dung dịch ASA (aspirin 2,0g và natri salicylat 1,76g), chai 20ml: 3.600 VNĐ/chai.

13. Lưu ý khi sử dụng thuốc aspirin

Sử dụng aspirin theo hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng aspirin theo hướng dẫn của bác sĩ

Để sử dụng aspirin hiệu quả nhất cũng như tránh được các tác dụng không mong muốn cũng như tương tác của nó đối với các thuốc hoặc thực phẩm khác, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để đưa ra liều dùng phù hợp cho từng người bệnh và không tự ý sử dụng thuốc nếu không chỉ định của bác sĩ.
  • Khi dùng thuốc theo đường uống, người bệnh nên dùng trong bữa ăn để hạn chế thuốc gây rối loạn dạ dày và chảy máu.
  • Không được nghiền, nhai, bẻ hoặc mở viên thuốc bao tan trong ruột hoặc thuốc giải phóng kéo dài mà cần phải nuốt toàn bộ.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc nếu thấy các triệu chứng bất thường xảy ra, người bệnh nên ngưng thuốc và sơ cứu kịp thời.
  • Khi sử dụng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng aspirin để tránh các trường hợp bất lợi có thể xảy ra.

Aspirin có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nó không phải an toàn cho tất cả mọi người, đặc biệt là với liều lượng hàng ngày trong các bệnh lý về cơ xương khớp.

Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh lý cơ xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH